Sổ đỏ gia đình được coi là một trong những loại sổ đỏ cần lưu ý khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến các bạn đọc các nội dung về chủ đề tách sổ đỏ hộ gia đình như: Sổ đỏ hộ gia đình là gì? Điều kiện tách sổ đỏ hộ gia đình là gì? Thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình như thế nào?
Tách sổ đỏ hộ gia đình
1. Sổ đỏ hộ gia đình là gì?
Sổ đỏ là cách gọi thông thường của người dân và tương ứng với quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013 và Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, ta có thể hiểu sổ đỏ hộ gia đình là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
2. Tách sổ đỏ hộ gia đình là gì?
Tách sổ đỏ hộ gia đình có thể hiểu đơn giản là thủ tục chia một thửa đất đã có sổ đỏ thành hai hay nhiều thửa đất có diện tích nhỏ hơn.
3. Điều kiện để thực hiện thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, để tách sổ đỏ hộ gia đình, thửa đất đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay tên gọi khác là sổ đỏ).
- Thửa đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Thửa đất vẫn còn thời hạn sử dụng đất.
- Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách sổ đỏ hộ gia đình không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quy định.
- Các thành viên của hộ gia đình lập một bản thỏa thuận về việc đồng ý thực hiện thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình và mang công chứng, chứng thực.
4. Thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình như thế nào?
4.1. Hồ sơ thực hiện thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình
Căn cứ khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị tách sổ đỏ hộ gia đình như sau:
+ Đơn đề nghị tách sổ đỏ hộ gia đình theo mẫu.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay tên gọi khác là sổ đỏ) đã cấp.
+ Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình đã đucợ công chứng hoặc chứng thực.
4.2. Trình tự thực hiện thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình
Thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình bao gồm các bước như sau
Bước 1: Nộp hồ sơ xin tách sổ đỏ hộ gia đình
Khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định có 2 cách nộp hồ sơ như sau:
-Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.
- Cách 2:
+ Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
+ Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ xin tách sổ đỏ hộ gia đình
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu xin tách sổ đỏ hộ gia đình
Ở bước này, người có nhu cầu xin tách Sổ đỏ cần lưu ý nghĩa vụ thanh toán tài chính.
Bước 4: Trả kết quả xin tách sổ đỏ hộ gia đình
Cơ quan đăng ký đất đai trao giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao trong trường hợp nộp hồ sơ tại xã.
5. Những câu hỏi thường gặp
5.1 Tách sổ đỏ hộ gia đình mất bao nhiêu tiền?
Nếu các thành viên trong hộ gia đình thực hiện thủ tục tách Sổ đỏ để tách phần đất của mình thì phải nộp các khoản tiền sau:
- Phí đo đạc khi tách thửa: Thông thường phí đo đạc sẽ dao động từ 1,8 đến 2,5 triệu đồng.
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: Mức thu của các địa phương hiện nay là từ 100.000 đồng trở xuống.
5.2 Tách sổ đỏ có cần nộp lệ phí trước bạ không?
Các thành viên hộ gia đình không phải nộp lệ phí trước bạ (theo khoản 5 Điều 5 Thông tư 13/2022/TT-BTC).
Việc được miễn lệ phí trước bạ trong trường hợp này là vì khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng lần đầu đã phải nộp lệ phí trước bạ theo quy định; khi các thành viên tách thửa đất chung của hộ gia đình thành cho cách thành viên thì khi đó thuộc trường hợp đăng ký lại.
5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình uy tín, trọn gói cho khách hàng.
5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Trên đây là toàn bộ tư vấn pháp lý của chúng tôi về thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình như khái niệm, điều kiện, hồ sơ, quy trình. Nếu trong quá trình tìm hiểu pháp luật và thực hiện các thủ tục liên quan đến thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình các bạn có bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chính xác và nhiệt tình nhất.
Công ty Luật ACC chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý đất đai nhất là việc tách sổ cho hộ gia đình nhanh chóng và chuyên nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận