Trong thời gian gần đây, nhiều hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt có mong muốn được tách hộ khẩu điện tương ứng với thủ tục tách hộ để dễ dàng trong quá trình thanh toán tiền điện và sử dụng điện. Nhằm đảm bảo minh bạch và công bằng đối với trường hợp nhiều gia đình có hộ khẩu riêng sử dụng chung công tơ điện, pháp luật về điện năng cũng có những quy định cụ thể về vấn đề này cùng với thủ tục tách hộ. Cụ thể như thế nào? Hãy cùng ACC Group tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Quy định về tách hộ khẩu điện
- Căn cứ những quy định pháp luật về chính sách bán lẻ điện sinh hoạt của Việt Nam, tại Thông tư số 16/2014/TT-BCT quy định về thực hiện giá bán điện. Theo đó, một hộ gia đình sử dụng điện năng trong một tháng được áp dụng theo định mức sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng điện là nhiều hộ gia đình sử dụng chung chỉ một công tơ điện và có hộ khẩu riêng thì định mức đó sẽ được xác định bằng từng định mức của từng bậc thang nhân với số hộ sử dụng chung công tơ đó.
- Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước về sử dụng điện năng cũng lưu ý với trường hợp nhiều hộ sử dụng chung như trên thay vì tách công tơ điện sẽ chỉ thực hiện ký 01 hợp đồng mua bán điện và chỉ lắp đặt 01 công tơ để tiết kiệm chi phí.
2. Có cần tách hộ khẩu điện không?
- Có nhiều thông tin cho rằng khi có nhiều hộ gia đình không muốn sử dụng chung điện sinh hoạt tuy cùng chung một địa chỉ thường trú mà lại có nhu cầu thêm hộ khẩu điện, tách hộ khẩu điện lắp thêm công tơ. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do suy nghĩ có thể giảm được hạn mức sử dụng điện lũy tiến theo quy định về bán lẻ điện sinh hoạt của nhà nước.
- Việc tách hộ khẩu điện không phải là quy định bắt buộc đối với những trường hợp nhiều hộ gia đình có hộ khẩu riêng cùng sử dụng chung một hợp đồng mua điện - chung công tơ.
- Do đó, các hộ gia đình có hộ khẩu riêng nhưng sinh hoạt chung như vậy không cần thiết phải tách hộ khẩu điện dẫn đến phải lắp đặt nhiều công tơ điện mà vẫn có thể nhận được đầu đủ các định mức điện của các bậc thang theo số lượng các hộ sử dụng chung.
3. Thủ tục tách hộ khẩu điện
Tách hộ khẩu điện thực chất là việc hộ gia đình ký thêm một Hợp đồng mua bán điện nữa với cơ quan quản lý nhà nước về điện năng. Thông qua thủ tục này, người sử dụng điện năng sẽ được hưởng thêm 01 định mức sinh hoạt bậc thang.
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật điện lực và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật điện thực, trình tự thủ tục để thực hiện thủ tục trên như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị
- Giấy đề nghị mua điện
- Bản sao của một trong các giấy tờ sau:
+ Hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú đã tách mới
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà
+ Bản xác nhận đã thanh toán hết nợ tiền điện của chủ Hợp đồng mua bán điện đang dùng chung hoặc bản cam kết của khách hàng có nhu cầu tách mới về việc đã hoặc sẽ chịu trách nhiệm thanh toán hết nợ tiền điện với chủ Hợp đồng mua bán điện đang dùng chung.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Nộp hồ sơ tại Cơ quan cung cấp điện năng tại địa phương nơi đăng ký thường trú mới
Bước 3: Duyệt hồ sơ
- Cơ quan quản lý điện lực tiến hành khảo sát hệ thống điện của hộ khẩu mới và quyết định có lắp được thêm công tơ hay không.
4. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến tách hộ khẩu điện
4.1 Thời hạn của hợp đồng mua bán điện khi thực hiện tách hộ khẩu điện là bao lâu?
Thời hạn của hợp đồng sẽ do hai bên tự thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận cụ thể thời hạn thì thời hạn hợp đồng được tính từ ngày ký đến ngày các bên sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng
4.2 Điều kiện cần đáp ứng để có thể thực hiện việc tách hộ khẩu điện hay còn gọi là ký hợp đồng mua bán điện?
- Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm
- Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện
4.3 Sau bao lâu từ khi thực hiện tách hộ khẩu điện thì được cấp điện?
Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn 07 ngày làm việc khi có đủ các điều kiện. Trường hợp chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải có xác nhận của cơ quan Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được ủy quyền, bên bán điện phải trả lời cho bên mua điện trong thời hạn 05 ngày làm việc trong đó nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được.
Như vậy, việc tách hộ khẩu điện không phải là điều bắt buộc thực hiện đối với những hộ gia đình đã tách hộ khỏi hộ chung trước đây. Do đó, xuất phát từ nhu cầu của mỗi người mà sẽ quyết định có tách hộ khẩu điện của mình hay không. Dưới góc độ pháp lý, việc tách hay không sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng điện. Trên đây là những thông tin ACC gửi đến Quý khách hàng, nếu còn những vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận