Tác phẩm gốc và tác phẩm tái sinh có mối quan hệ như thế nào ?

Tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh là hai khái niệm luôn đi đôi với nhau trong  luật sở hữu trí tuệ. Tác phẩm gốc được hiểu là dạng vật chất trong đó lần đầu tiên diễn ra sự kết tinh của tác phẩm sáng tạo trong việc thể hiện tác phẩm của tác giả. Dựa trên tác phẩm gốc, một tác phẩm phái sinh được hình thành, hình thức khác  với tác phẩm gốc. Mối quan hệ giữa tác phẩm phái sinh và tác phẩm gốc được Luật ACC phân tích chi tiết hơn dưới đây.

Căn cứ pháp lý 

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2019. 

1. Tác phẩm gốc là gì ? 

Bản gốc của tác phẩm được hiểu là dạng hay hình thức vật chất mà trên đó kết tinh lao động sáng tạo trong việc thể hiện tác phẩm của tác giả, được định hình lần đầu tiên. Khái niệm bản gốc của tác phẩm dễ bị nhầm lẫn với tác phẩm đạo văn hoặc tác phẩm phái sinh. Do vậy, cần lưu ý phân biệt giữa bản gốc của phẩm với tính gốc hay nguyên thủy của tác phẩm. Tính vậy, tính nguyên thủy của tác phẩm tồn tại độc lập với dạng vật chất thể hiện tác phẩm.

2. Tác phẩm phái sinh là gì ? 

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 giải thích: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn” .

3. Mối quan hệ giữa tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh 

Thứ nhất, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm gốc đã tồn tại. Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản đối với tác phẩm, quyền này được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 .

Thứ hai, hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc từng phần so với tác phẩm gốc. Pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Mặt khác, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Do đó, trong nhiều trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.

Thứ ba, tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo nên mà không sao chép từ những tác phẩm khác. Để một tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác giả.

Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc. Pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung của tác phẩm, do đó sự liên tưởng về nội dung giữa tác phẩm phái sinh với tác phẩm gốc không làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm phái sinh.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật ACC về vấn đề  “Mối quan hệ giữa tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ đừng ngần ngại mà hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo