Suy thoái môi trường là gì? Nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường

Hiện nay bạn đọc có thể bắt gặp khái niệm Suy thoái môi trường. Như vậy,Suy thoái môi trường là gì? Để hiểu rõ thêm về khái niệm này, mời bạn đọc theo dõi bài viết về Suy thoái môi trường là gì? Nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường cùng với ACC:
Download (2)
Suy thoái môi trường là gì? Nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường

1. Suy thoái môi trường là gì?

Suy thoái môi trường là sự suy thoái của môi trường do cạn kiệt các nguồn tài nguyên như chất lượng không khí, nước và đất; sự tàn phá của các hệ sinh thái; phá hủy môi trường sống; sự tuyệt chủng của động vật hoang dã; và ô nhiễm. Nó được định nghĩa là bất kỳ thay đổi hoặc xáo trộn nào đối với môi trường được coi là có hại hoặc không mong muốn. 

Suy thoái môi trường có thể được định nghĩa là những tác động tiêu cực do các hoạt động của con người gây nên đối với môi trường. Một số vấn đề đáng lo ngại đối với môi trường hiện nay có thể kể đến ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm môi trường tự nhiên, ô nhiễm rác thải, v.v. 

Suy thoái môi trường là một trong những mối đe dọa hàng đầu được các chuyên gia cảnh báo. Liên hợp quốc đã định nghĩa suy thoái môi trường là "sự suy giảm khả năng của môi trường để đáp ứng các mục tiêu và nhu cầu xã hội và sinh thái". Suy thoái môi trường có nhiều loại. Khi môi trường sống tự nhiên bị phá hủy hoặc tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường bị suy thoái. Các nỗ lực để chống lại vấn đề này bao gồm bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên môi trường. Quản lý yếu kém dẫn đến suy thoái cũng có thể dẫn đến xung đột môi trường trong đó các cộng đồng tổ chức đối lập với các lực lượng quản lý sai môi trường.

2. Nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường, có thể kể đến những nguyên nhân sau đây:

Đầu tiên, Nguyên nhân chính dẫn đến một loạt sự suy thoái môi trường, trước hết phải kể đến sự phát triển của công nghiệp ồ ạt, tràn lan, đặc biệt là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Thứ hai là tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói rừng đóng vai trò quan trọng cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng… Thế nhưng cứ mỗi ngày trôi qua có tới hàng nghìn ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến sự nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển – một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.

Thứ ba là do sự mất cân bằng tài nguyên và dân số. Dân số tăng nhanh đòi hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn nhịp điệu cao hơn, chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá vỡ cân bằng, vắt kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Cuối cùng, những nguyên nhân tự nhiên như tuyết lở, động đất, sóng thần, cháy rừng có thể tàn phá hoàn toàn các loài động vật và thực vật gần đó đến mức tuyệt chủng tại khu vực đó. Điều này có xảy ra khi có một thiên tai lớn phá hủy hết mọi vật chất của môi trường đó hoặc do sự xâm lấn của các loài ngoại lai vào môi trường đó gây ra sự thoái hóa lâu dài. Loại thứ hai thường xảy ra sau khi những thảm họa sóng thần thì các loài bò sát và bọ bị cuốn trôi trôi khỏi bờ biển.

3. Câu hỏi thường gặp

1. Các cấp độ suy thoái môi trường là những cấp độ nào?

Những cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành các cấp độ sau: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. 

2. Các biện pháp phòng chống suy thoái môi trường là gì?

Thứ nhất, cần chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường thông qua thực hiện phân vùng môi trường, nâng cao hiệu quả đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, quản lý dựa trên giấy phép môi trường.

Thứ hai, phải chủ động phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các vấn đề môi trường xuyên biên giới, giữa các quốc gia.

Thứ ba, cần đẩy mạnh thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; kiểm soát ô nhiễm, phát triển các mô hình khu dân cư, tuyến đường… kiểu mẫu, xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp;...

Thứ tư, phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lý hình sự) phải đủ sức răn đe các đối tượng có hành vi vi phạm.

Thứ năm, tiến hành triển khai thực hiện đầy đủ Luật bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm về tài nguyên môi trường, tập trung xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Thứ sáu, cần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

Cuối cùng, tiến hành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường

>> Xem thêm: Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? (cập nhật 2022)

Việc tìm hiểu về Suy thoái môi trường sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề pháp lý xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên. 

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Suy thoái môi trường là gì? Nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (289 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo