Sử dụng hóa đơn điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc quản lý, lưu trữ hóa đơn chứng từ và tiện lợi trong việc kê khai Thuế. Đối với những doanh nghiệp mới làm quen thì việc nảy sinh thắc mắc trong quá trình sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử S-invoice là điều rất hiển nhiên. Bài viết dưới đây của ACC về Có sửa ngày trên hóa đơn điện tử viettel được không? hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Có sửa ngày trên hóa đơn điện tử viettel được không?
I. Hoá đơn điện tử là gì?
Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử chính là giải pháp toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp phát hành, phân phối, xử lý các nghiệp vụ và lưu trữ hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn giấy. Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Dịch vụ hóa đơn điện tử ở viettel gồm các loại như hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn dịch vụ, các loại hóa đơn khác như hóa đơn dịch vụ viễn thông vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm; phiếu thu tiền cước chuyển hàng quốc tế… và các hóa đơn khác với hình thức và nội dung đều thông qua quy định của pháp luật.
II. Có sửa ngày trên hóa đơn điện tử viettel được không?
Đối với trường hợp sai sót ngày tháng thì cách xử lý hóa đơn điện tử không có nhiều khác biệt so với hóa đơn giấy, kế toán cần phải căn cứ theo từng trường hợp riêng biệt để có cách xử lý phù hợp.
Theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC; theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì hóa đơn điện tử khi lập sai ngày tháng sẽ có 3 trường hợp cụ thể cùng với cách xử lý sau đây:
Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử được phát hiện sai ngay sau khi lập, kế toán chưa gửi cho khách hàng
- Trong các trường hợp sai sót ngày tháng thì đây là trường hợp đơn giản nhất, không gây nhiều ảnh hưởng đến bên bán và bên mua. Trường hợp này kế toán cần xử lý như sau:
- Thực hiện xóa bỏ hóa đơn đã lập có sai sót trên phần mềm (cách xóa bỏ tùy theo mỗi nhà cung cấp sẽ có các thao tác xử lý khác nhau, bạn cần liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp mình để được hướng dẫn chi tiết).
- Tiến hành lập hóa đơn điện tử mới đúng theo quy định và gửi cho khách hàng.
Trường hợp 2: Hóa đơn điện tử sai ngày tháng đã được gửi cho khách hàng, chưa thực hiện kê khai thuế
- Trường hợp này kế toán cần lập Biên bản thu hồi hóa đơn có xác nhận của bên bán và bên mua, bao gồm các thông tin sau đây: Ngày lập biên bản, Thông tin bên mua và bên bán (tên công ty, mã số thuế, người đại diện pháp luật,...), Thông tin hóa đơn thu hồi (mẫu hóa đơn, ký hiệu, số hóa đơn, ngày hóa đơn…), Lý do thu hồi hóa đơn.
- Thực hiện xóa bỏ hóa đơn có sai sót đã được thu hồi bằng thao tác trên phần mềm phát hành hóa đơn.
- Lập hóa đơn điện tử mới với thông tin đúng gửi cho khách hàng.
Trường hợp 3: Hóa đơn điện tử lập sai ngày tháng đã được gửi cho khách hàng, đã thực hiện kê khai thuế
-
Đối với trường hợp này, kế toán tiến hành lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn sai sót có xác nhận của bên bán và bên mua, bao gồm các thông tin sau đây: Ngày lập biên bản, Thông tin bên mua và bên bán (tên công ty, mã số thuế, người đại diện pháp luật,...), Thông tin hóa đơn cần điều chỉnh (mẫu hóa đơn, ký hiệu, số hóa đơn, ngày hóa đơn…), Thông tin hóa đơn điều chỉnh (mẫu hóa đơn, ký hiệu, số hóa đơn, ngày hóa đơn…), Lý do điều chỉnh hóa đơn, Nội dung trước điều chỉnh và sau điều chỉnh. Cần lưu ý ngày lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử phải cùng ngày với hóa đơn điều chỉnh.
-
Xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh thông tin ngày tháng và gửi cho khách hàng.
III. Một số lưu ý khi lập hóa đơn điều chỉnh hóa đơn sai ngày tháng
Hóa đơn ghi sai ngày có điều chỉnh được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, để việc lập hóa đơn điều chỉnh thuận lợi, Quý bạn đọc cần lưu ý:
- Hóa đơn điều chỉnh phải ghi số dương, không ghi số âm
- Trong trường hợp bên mua không có chữ ký số/không phải là doanh nghiệp thì hai bên có thể sử dụng văn bản thỏa thuận bằng giấy.
- Trong trường hợp hóa đơn điện tử sai thông tin ngày tháng như đúng mã số thuế, các bên chỉ cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và không cần phải lập hóa đơn điều chỉnh mới.
- Người bán có thể lựa chọn một trong 2 cách lập hóa đơn mới để điều chỉnh thông tin ngày, tháng đều được.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Có sửa ngày trên hóa đơn điện tử viettel được không? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Có sửa ngày trên hóa đơn điện tử viettel được không?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận