Nhãn hiệu là gì? Thương hiệu được hiểu như thế nào? Tại sao nhiều người lại nhầm lẫn thương hiệu và nhãn hiệu? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Để tìm hiểu cũng như hiểu rõ hơn về thương hiệu và nhãn hiệu mời các bạn cùng theo dõi
Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu
1. Khái niệm
1.1. Thương hiệu
Thương hiệu nói chung được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm, hay hàng hóa, dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được nhiều công nhận thì thương hiệu sẽ hình thành và trở nên nổi tiếng, có giá trị.
1.2. Nhãn hiệu
Theo khoản 16 Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ và toàn bộ điểm mới đáng chú ý trong bài viết Luật sở hữu trí tuệ
2. Một số sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu
2.1. Về đăng ký bảo hộ
- Đối với thương hiệu: Không được pháp luật bảo hộ. Thương hiệu sẽ do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển.
- Nhãn hiệu: Được pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ.
2.2. Dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu và thương hiệu
- Nhãn hiệu: có dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh.
- Thương hiệu: Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể, hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng.
2.3. Thời gian
- Thời gian của nhãn hiệu là 10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm.
- Còn đối với thương hiệu thì ồn tại lâu dài và không xác định được thời gian tồn tại cụ thể.
3. Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Thứ nhất, mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu hướng tới việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu thương hiệu.
Thứ hai, đăng ký bảo hộ thương hiệu góp phần nâng cao giá trị hàng hóa/dịch vụ.
Thứ ba, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút các đối tác kinh doanh.
Thứ tư, mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu là loại trừ rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài.
Thứ năm, đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp đóng góp vào việc tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.
4. Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?
- Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bảo đảm rằng khách hàng có thể phân biệt sản phẩm của các công ty khác nhau. Điều này có thể giúp cho nhãn hiệu của các bạn trở nên có tính độc quyền hơn trên thị trường và nghiêm cấm các cơ sở khác sao chép hoặc sử dụng không xin phép.
- Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp cho công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình, tạo cho chủ sở hữu công cụ tiếp thị và là cơ sở để tạo dựng uy tín và hình ảnh của một nhãn hiệu; Nhiều cơ sở có ý đồ xấu sử dụng nhãn hiệu của bạn để thực hiện hoạt động kinh doanh.
Vì thế, hiện nay việc đăng ký nhãn hiệu dễ dàng được thực hiện. Bạn có thể nhận hỗ trợ bởi công ty Luật ACC chúng tôi có dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký nhãn hiệu lo và thương mại với mức đăng ký nhãn hiệu giá rẻ phù hợp với mọi đối tượng.
- Đây có thể là một bộ phận quan trọng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, có thể là một bí mật kinh doanh có giá trị;
- Việc đăng ký này khuyến khích các công ty đầu tư vào việc duy trì chất lượng sản phẩm để không lừa dối người tiêu dung.
Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận