Sự khác biệt giữa chứng quyền và phái sinh nhà đầu tư cần biết
1/ Chứng quyền là gì?
Chứng quyền là một loại chứng khoán được phát hành bởi doanh nghiệp. Nhà đầu tư có quyền mua (không bắt buộc) cổ phiếu của doanh nghiệp đó trong tương lai tại mức giá đã được xác định trước.
Chứng quyền có đảm bảo ra đời có khả năng sẽ tạo ra bước tiến lớn trong quá trình tái cấu trúc và cải thiện chất lượng hoạt động của công ty chứng khoán.
Ví dụ:
Công ty A phát hành chứng quyền XYZ với giá 1,000đ/chứng quyền, kỳ hạn 1 năm. Người sở hữu chứng quyền sẽ được mua cổ phiếu ABC của công ty A với giá 50,000đ/CP.
Đồng nghĩa, dù giá cổ phiếu ABC có biến động thì người sở hữu chứng quyền vẫn có quyền mua cổ phiếu với giá 50,000đ/CP.
Nếu cổ phiếu tăng giá, người sở hữu sẽ mua được cổ phiếu với giá rẻ hơn giá hiện tại. Ngược lại, nếu cổ phiếu giảm giá, chủ sở hữu sẽ chịu lỗ hoặc lựa chọn quyền không mua cổ phiếu.
2/ Phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng bao gồm: Hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn. Hợp đồng này xác nhận quyền và nghĩa vụ của 2 bên mua và bán trong giao dịch và được xác định tại thời gian trong tương lai.
Tại Việt Nam, sản phẩm chứng khoán phái sinh được áp dụng là Hợp đồng tương lai (HĐTL) dựa trên chỉ số VN30 và HĐTL trên trái phiếu Chính phủ.
Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại chính:
– Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại.
– Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
– Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.
– Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.
3/ Điểm giống nhau giữa chứng quyền và phái sinh
2 loại hình này đều là sản phẩm chứng khoán nên sẽ có những điểm giống nhau như:
- Người sở hữu có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) mua cổ phiếu cơ sở hoặc chứng quyền với mức giá được xác định trước một thời điểm đã được ấn định.
- Loại tài sản sở hữu: Đều là cổ phiếu, chỉ số, chứng quyền đảm bảo.
- Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển qua tài sản cơ sở.
- Thời gian: Thời gian đáo hạn được xác định cụ thể.
Chứng quyền hay quyền mua cổ phần cái nào tốt hơn?Cả chứng quyền hay quyền mua cổ phần đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào mục đích đầu tư của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Theo đó:
- Nếu nhà đầu tư muốn gia tăng quyền của mình trong công ty, có thể cân nhắc quyền chọn mua cổ phần. Đặc biệt, khi doanh nghiệp đang phát triển tốt, việc chi trả cổ tức tăng thì giá trị cổ phiếu công ty cũng tăng theo. Khi đó, nhu cầu thị trường đối với loại chứng khoán này mạnh hơn, bạn có thể mua quyền chọn mua để sở hữu thêm nhiều cổ phiếu hoặc bán quyền chọn mua cổ phần để kiếm tiền lời.
- Trong trường hợp nhà đầu tư không thể đánh giá chính xác xu hướng tăng trưởng của cổ phiếu hoặc các chứng khoán cơ sở khác, bạn có thể chọn mua chứng quyền. Kênh đầu tư này giúp hạn chế mức lỗ thấp nhất, đúng bằng với chi phí bỏ ra sở hữu chứng quyền. Trong khi đó, khả năng sinh lời của nó rất cao từ 7-10 lần trong thời hạn ngắn.
4/ Sự khác biệt giữa chứng quyền và phái sinh
Ở Việt Nam, phái sinh được Nhà nước áp dụng là Hợp đồng Tương lai, nên DNSE sẽ so sánh điểm khác nhau giữa chứng quyền và HĐTL.
Chứng quyền đảm bảo | Hợp đồng tương lai | |
Tổ chức phát hành | Tổ chức tài chính | Sở Giao dịch Chứng khoán. |
Thị trường giao dịch | Thị trường cơ sở, sử dụng tài khoản chứng khoán cơ sở để thực hiện giao dịch. | Thị trường phái sinh, mở tài khoản giao dịch HĐTL để tham gia giao dịch. |
Điều khoản sản phẩm | Do bên phát hành đưa ra với quy định trên mỗi sản phẩm khác nhau. | Do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành và chuẩn hóa điều khoản. |
Khối lượng niêm yết | Số lượng phát hành được quy định trong thời gian cụ thể. | Số lượng hợp đồng phụ thuộc vào cung – cầu. |
Ký quỹ | Không cần ký quỹ. | Ký quỹ ban đầu và duy trì theo quy định |
Bán khống | Không được phép. | Có thể mở vị thế bán khống khi chưa nắm giữ. |
Rủi ro thanh toán | Không có trung tâm bù trừ, gặp rủi ro khi tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán. | Trung tâm bù trừ đảm bảo khả năng thanh toán. |
Rủi ro lợi nhuận | Người mua: Cố định tối đa lỗ bằng phí quyền mua. Người bán: Lỗ không giới hạn. |
Người mua và bán: Lỗ không giới hạn. |
Trên đây là một số thông tin về Sự khác biệt giữa chứng quyền và phái sinh nhà đầu tư cần biết - Công ty Luật ACC, trong trường hợp bạn cần biết thêm về những quy định khi muốn tham gia vào lĩnh vực chứng khoán. Mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận