Sự hình thành của Hiệp định RCEP [Những điều cần biết]

Bạn quan tâm đến Hiệp định RCEp nhưng không biết hiệp định này được hình thành như thế nào, nội dung và ý nghĩa của hiệp định ra sao? hãy để Luật ACC giải đáp giúp bạn bằng bài viết Sự hình thành của Hiệp định RCEP [Những điều cần biết] dưới đây nhé!

1. Hiệp định RCEP là gì?

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (tiếng Anh: Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) được ký kết tại Hà Nội vào ngày 15 tháng 11 năm 2020, hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA)

Xem thêm bài viết: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là gì?

Sự hình thành của Hiệp định RCEP [Những điều cần biết]

Sự hình thành của Hiệp định RCEP [Những điều cần biết]

2. Sự hình thành của Hiệp định RCEP

Hiệp định RCEP được khởi động vào tháng 11-2012 tại Phnom Penh (Campuchia) theo sáng kiến của ASEAN nhằm khuyến khích thương mại giữa các nước thành viên và các đối tác Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Australia. Đây đều là những quốc gia đã có Hiệp định thương mại tự do (FTA) độc lập với ASEAN.

ASEAN và sáu đối tác đã bắt đầu đàm phán RCEP từ ngày 9-5-2013. Và đến tháng 11-2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP. Tuy nhiên lúc này, Ấn Độ đã tuyên bố rút khỏi hiệp định, với lo ngại thâm hụt thương mại gia tăng do các quy định hạ thấp hàng rào thuế quan của hiệp định sẽ khiến cho hàng hóa của nước này khó cạnh tranh với nguồn hàng giá rẻ, bao bì bắt mắt từ Trung Quốc, trong khi hàng hóa. Độ lại không được bảo đảm lợi thế tương tự tại thị trường Trung Quốc. Quan ngại về thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng được xem là một trong những thách thức lớn với các nước tham gia RCEP. 

Mục tiêu của RCEP là hài hòa các mạng lưới FTA thành một hiệp định thống nhất, tạo ra một bộ quy tắc thương mại duy nhất và gắn kết cho khu vực. Tuy nhiên, việc đàm phán một “siêu thỏa thuận” như vậy đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm của các bên tham gia. Các nước tham gia RCEP đã phải vượt qua rất nhiều rào cản, trong đó có xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, căng thẳng thương mại leo thang…

Vấn đề chênh lệch giàu - nghèo ở nội bộ các thành viên cũng khiến quá trình đàm phán phải đối mặt nhiều bất đồng khó giải quyết. Số liệu thống kê cho thấy, nền kinh tế thành viên giàu nhất của RCEP có thu nhập bình quân đầu người cao hơn nhiều lần so quốc gia nghèo nhất trong khu vực. Từ tháng 4 vừa qua, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, các cuộc đàm phán phải chuyển sang hình thức trực tuyến, được xem là phương thức đàm phán phi truyền thống về ngoại giao thương mại lần đầu được thực hiện trên thế giới. Vượt qua những thách thức đó, 15 nước thành viên RCEP đã hoàn tất đàm phán trên văn bản cho tất cả các nội dung của hiệp định. 

Năm 2020, trong vai trò là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực xúc tiến việc ký kết thỏa thuận trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan. Ngày 15-11 vừa qua, 15 nước thành viên RCEP, trừ Ấn Độ, đã ký kết RCEP. 

Hiệp định chính thức có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày được thông qua bởi ít nhất sáu nước thành viên ASEAN và ba nước đối tác.

3. Sự gia nhập vào Hiệp định RCEP

Bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ hải quan độc lập nào ngoài 15 nước đã ký RCEP đều

có thể gia nhập Hiệp định với các điều kiện sau:

Hiệp định đã có hiệu lực ít nhất 18 tháng (riêng Ấn Độ có thể gia nhập bất kỳ thời điểm nào sau khi Hiệp định có hiệu lực);

Phải nhận được sự đồng ý của tất cả các nước đã ký Hiệp định; và  Nước muốn gia nhập chấp thuận tất cả điều kiện, yêu cầu, cam kết thống nhất với các nước đã ký Hiệp định.

Thủ tục gia nhập được thực hiện thông qua Ủy ban hỗn hợp của RCEP.

Hiệp định có hiệu lực với thành viên mới gia nhập sau mốc nào muộn hơn trong 02 mốc sau:

  • Ngày thứ 60 sau ngày Cơ quan lưu chiểu nhận được Văn kiện chấp thuận tất cả các điều kiện, yêu cầu, cam kết liên quan; hoặc 
  • Ngày tất cả các nước thành viên RCEP nộp thông báo đã hoàn tất thủ tục nội bộ để chấp thuận việc gia nhập của thành viên mới đó.

4. Tóm tắt nội dung của Hiệp định RCEP

Hiệp định RCEP với 20 chương, bao gồm các lĩnh vực và nguyên tắc chưa từng có trong các hiệp định thương mại tự do trước đây giữa ASEAN và các nước đối tác. Bên cạnh các điều khoản thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, Hiệp định RCEP còn bao gồm những chương về sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, cạnh tranh, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) hay mua sắm của chính phủ, được xem là những điều khoản tiến bộ và cập nhật hiện nay. 

Chương Điều khoản ban đầu khẳng định mục tiêu của Hiệp định RCEP là thiết lập khung khổ đối tác kinh tế hiện đại, tự do, toàn diện, chất lượng cao và đem lại lợi ích cho tất cả các bên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực và đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu.

Chương 2 (Thương mại hàng hóa) bao gồm các quy định và cam kết cụ thể về tự do hóa thương mại hàng hóa. Ngoài các nghĩa vụ đối xử quốc gia, phí và phụ phí, loại bỏ các hạn chế định lượng đối với xuất nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh, v.v. được thực hiện theo quy định của Hiệp định chung về Thuế và Thương mại của WTO (GATT), Chương 2 quy định về thực hiện lộ trình tự do hóa thuế quan của các bên đính kèm tại Phụ lục I của Hiệp định.

Chương 3 (Quy tắc xuất xứ) Theo quy tắc xuất xứ của Hiệp định RCEP, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng một trong ba trường hợp sau: (i) hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một nước thành viên; (ii) hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên; (iii) hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng quy định tại Quy tắc cụ thể mặt hàng.

Chương 4 (Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại) gồm các quy định về đơn giản hóa và minh bạch hóa thủ tục hải quan, hài hòa các thủ tục hải quan với các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo tính dễ dự đoán và nhất quán trong việc áp dụng các luật và quy định hải quan, đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả các thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa nhanh chóng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Chương 5 (Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật) về cơ bản tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định SPS của WTO, đồng thời xác định rõ vai trò quan trọng của tính minh bạch, cơ sở khoa học trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp SPS của các bên, vấn đề hợp tác và nâng cao năng lực và cơ chế tham vấn kỹ thuật nhằm giải quyết các vướng mắc về SPS để thúc đẩy thương mại nông sản thực phẩm giữa các bên đối tác trong RCEP.

Chương 7 (Phòng vệ thương mại) quy định việc áp dụng các biện pháp: chống bán phá giá, chống trợ cấp, biện pháp tự vệ toàn cầu và biện pháp tự vệ chuyển tiếp trong phạm vi các thành viên Hiệp định RCEP áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp.

Chương 8 (Thương mại dịch vụ) được xây dựng đồng thời theo hai phương thức tiếp cận chọn – cho và chọn – bỏ, tùy các nước lựa chọn cách đưa ra biểu cam kết, với các nghĩa vụ hiện diện địa phương, hội đồng quản trị, yêu cầu về hoạt động (chỉ áp dụng đối với các nước theo phương thức chọn – bỏ), đồng thời vẫn có các nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia.

Chương 9 (Di chuyển thể nhân) đưa ra các cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và lưu trú tạm thời của các thể nhân tham gia vào các hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, giới hạn ở 2 loại hình thể nhân là khách kinh doanh và người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.

Chương 10 (Đầu tư) của Hiệp định RCEP bao gồm đầy đủ 4 yếu tố của một hiệp định đầu tư, gồm tự do hóa, xúc tiến, tạo thuận lợi cho đầu tư và bảo hộ đầu tư. Chương Đầu tư bao gồm các cam kết về đối xử đầu tư, đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc (MFN), yêu cầu thực hiện (PPR), quản lý cấp cao và hội đồng quản trị (SMBD), chuyển tiền, tước quyền sở hữu…

Chương 11 (Sở hữu trí tuệ) bao gồm các cam kết về hài hòa hóa về mức độ bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng trên cơ sở quy định Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của WTO

Chương 12 (Thương mại điện tử) Nội dung thương mại điện tử trong Hiệp định RCEP chỉ gồm các cam kết về hợp tác, khuyến khích các nước thành viên cải thiện quy trình và quản lý thương mại bằng cách tạo môi trường thúc đẩy sử dụng các phương tiện điện tử.

Chương 13 (Cạnh tranh) bao gồm nghĩa vụ: thông qua hoặc duy trì các luật và quy định nhằm ngăn cấm các hoạt động chống cạnh tranh và thiết lập hoặc duy trì các cơ quan có thẩm quyền để thực thi luật cạnh tranh của mình; công nhận quyền chủ quyền của nhau trong việc xây dựng và thực thi luật cạnh tranh và chính sách của mình….

Chương 14 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) yêu cầu các nước thành viên thúc đẩy việc chia sẻ thông tin về Hiệp định RCEP liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm toàn văn của Hiệp định, các luật và quy định liên quan đến thương mại và đầu tư và các thông tin liên quan đến kinh doanh hữu ích khác nhằm tăng khả năng tận dụng và hưởng lợi của các 

doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các cơ hội do Hiệp định RCEP tạo ra.

Chương 15 (Hợp tác kinh tế và kỹ thuật) Theo đó, các nước sẽ tìm hiểu và thực hiện các hoạt động hợp tác kinh tế và kỹ thuật tập trung vào các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, cạnh tranh, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các vấn đề khác theo thỏa thuận giữa các nước. 

Chương 16 (Mua sắm của chính phủ) có mức độ cam kết thấp hơn nhiều so với Hiệp định CPTPP và EVFTA, chỉ gồm các nghĩa vụ tăng cường tính minh bạch, hợp tác và trao đổi thông tin giữa các bên về chính sách mua sắm công và không bao gồm cam kết mở cửa thị trường. Đồng thời, cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hiệp định RCEP không áp dụng đối với Chương Mua sắm của Chính phủ.

Chương 17 (Các điều khoản chung và ngoại lệ) quy định về loại trừ chung, loại trừ an ninh, các biện pháp về thuế.

Hiệp định RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn lãnh thổ, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ của con nguời, động vật, môi trường, đạo đức xã hội, bảo đảm cán cân thanh toán, v.v..., tương tự như quy định của WTO.

Đối với các biện pháp về thuế, Hiệp định RCEP không điều chỉnh các cam kết về thuế nội địa trừ trường hợp thực hiện theo quy định của WTO.

Chương 18 (Các điều khoản thể chế) quy định về việc thiết lập bộ máy và thể chế giám sát thực hiện Hiệp định RCEP, bao gồm Ủy ban Thực thi Hiệp định RCEP, Ủy ban về Hàng hóa; Dịch vụ và Đầu tư; Tăng trưởng hay Phát triển bền vững; và Môi trường Kinh doanh, và các cơ quan trực thuộc khác do Ủy ban Thực thi Hiệp định RCEP thành lập. Ủy ban Thực thi Hiệp định RCEP sẽ báo cáo với các Bộ trưởng RCEP và có thể đưa các vấn đề lên các Bộ trưởng RCEP để xem xét và quyết định.

Chương 19 (Giải quyết tranh chấp) gồm các quy định nhằm xây dựng một quy trình minh bạch và hiệu quả cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định RCEP.

Chương 20 (Điều khoản cuối cùng) gồm các điều khoản quy định về các thủ tục chung như mối liên hệ của Hiệp định RCEP với các hiệp định khác, điều khoản gia nhập, cơ chế rà soát, điều chỉnh và hiệu lực của Hiệp định. Sau khi ký, các nước sẽ phải hoàn thành các thủ tục trong nước để đưa Hiệp định vào thực hiện và phải thông báo cho các bên khác.

Trên đây là những nội dung thông tin mà Luật ACC muốn đưa đến cho bạn đọc về chủ đề Sự hình thành của Hiệp định RCEP [Những điều cần biết] Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn. Trong quá trình tham khảo nếu còn nội dung nào chưa rõ bạn vui lòng phản hồi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Luật ACC theo thông tin dưới đây để được giải đáp kịp thời nhé!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo