Sử dụng pháp luật là gì? (Cập nhật 2024) - Luật ACC

Pháp luật giúp con người xác định và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuân khổ nhất định, vậy sử dụng pháp luật như thế nào? Sử dụng pháp luật là gì? Hãy cùng công ty Luật ACC tìm hiểu nhé!

1. Sử dụng pháp luật là gì?

Đầu tiên ta cần hiểu, pháp luật là gì? Theo định nghĩa pháp luật là hệ thống bao gồm những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước, mang tính chất bắt buộc thực hiện. Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.  

Sử dụng pháp luật là một hình thức tuân thủ pháp luật, khi một cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi cụ thể, chủ động và tích cực đối với các quyền của mình trong những việc mà pháp luật cho phép.

Dựa vào khái niệm trên chúng ta có thể thấy đặc điểm của sử dụng pháp luật được thể hiện trên một số các phương diện sau đây:

- Đối tượng sử dụng pháp luật là mọi chủ thể của quan hệ pháp luật, chứ không riêng gì một cá nhân hay bất cứ tổ chức nào.

- Hình thức thực hiện sử dụng pháp luật là những quy phạm trao quyền. Trong đó, pháp luật quy định về những quyền hạn của mỗi chủ thể.

- Sử dụng pháp luật không mang tính bắt buộc. Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng pháp luật là việc các chủ thể thực hiện quyền hạn của mình trong phạm vi mà pháp luật cho phép. Việc tuân thủ pháp luật là bắt buộc đối với mọi đối tượng, nhưng việc sử dụng pháp luật dựa trên ý chí và sự lựa chọn, chủ động của các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Có thể thấy rằng việc sử dụng pháp luật là hành động hoặc hành vi không thực hiện hành động.

Nếu như trong hình thức tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật thể hiện nghĩa vụ phải thực hiện các quy phạm một cách “thụ động” hay “tích cực” thì trong hình thức thứ ba này chỉ thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép. Hình thức này khác các hình thức trên ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền chủ thể của mình được pháp luật quy định theo ý chí của mình, mà không buộc phải thực hiện.

Ly Hon Don Phuong Mat Bao Nhieu Tien Theo Quy Dinh Moi

2. Một số đặc điểm của việc sử dụng pháp luật?

Khác với hình thức áp dụng pháp luật mang tính quyền lực Nhà nước, được thể hiện dưới hình thức hành vi hành động và hành vi không hành động thì bản chất của hình thức sử dụng pháp luật có thể là hành vi hành động hoặc hành vi không hành động tùy vào quy định của pháp luật.

Mọi chủ thể đều là đối tượng của hình thức sử dụng pháp luật chứ không riêng cá nhân hay bộ phận nào.

Hình thức thể hiện của hình thức sử dụng pháp luật thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền, tức pháp luật quy định về quyền hạn của các chủ thể.

3. Khi nào cần áp dụng pháp luật?

Hoạt động áp dụng pháp luật trong đời sống rất đa dạng, phong phú, do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hàng ngày. Cụ thể những trường hợp cần áp dụng pháp luật trong thực tế gồm:

Một là khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Thứ hai là khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu không có sự can thiệp của Nhà nước.

Thứ ba là khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.

Và thứ tư là khi nhà nước cần kiểm tra/giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, văn bằng, chứng chỉ,…

4. Đặc điểm của áp dụng pháp luật

- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước vì việc áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành. Mỗi chủ thể có thể áp dụng pháp luật trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.

- Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm, văn bản pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế và thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.

- Khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những quyết định dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Các quyết định áp dụng pháp luật này được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước.

- Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào trường hợp cụ thể với các cá nhân, tổ chức.

- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo

Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung chung, tuy nhiên, thực tế các vụ việc xảy ra lại đa dạng và có tính phức tạp. Muốn giải quyết thấu tình, hợp lý cần có sự sáng tạo của người áp dụng.

Bản chất của việc áp dụng pháp luật là mang tính chất bắt buộc và mang quyền lực nhà nước.

Hình thức thể hiện của áp dụng pháp luật: Có các văn bản, quyết định áp dụng pháp luật, thể hiện việc áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

5. Các câu hỏi thường gặp

1. Ví dụ về sử dụng pháp luật

Ví dụ 1:

A và B là bạn làm ăn, do sự tranh chấp về lợi nhuận nên A đã xảy ra xô xát với B. A đã dùng chai bia gây ra thương tích cho B là dưới 11% với tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Sau khi hành vi đó xảy ra, hai bên đã thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại sức khỏe. B và gia đình đã ký cam kết không khiếu kiện, khiếu nại về hành vi trên của A do A đã bồi thường cho B.

Như vậy, trong tình huống trên, B mặc dù về mặt sức khỏe đã bị xâm phạm. Nhưng theo quy định của pháp luật, tội phạm trên sẽ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nên B đã không sử dụng quyền yêu cầu khởi tố của mình theo đúng quy định của pháp luật. Đây là một ví dụ cho việc sử dụng pháp luật.

Ví dụ 2:

C thảo thuận với D về việc bán mảnh đất 200m2 thuộc quyền sử dụng của D. C và D ký một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Hai bên thỏa thuận, sau khi làm xong thủ tục sang tên bên mua là C sẽ thanh toán nốt 300 triệu. Tuy nhiên, sau khi làm xong thủ tục sang tên trên văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. C là bên mua đã không thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo đúng thỏa thuận. Do quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm D đã khởi kiện ra tòa án để đòi số tiền trên.

Như vậy, ví dụ này cho thấy D đã sử dụng quyền của mình đối với vấn đề yêu cầu thanh toán. Khi đó, theo đúng quy định của pháp luật D được quyền khởi kiện để yêu cầu C trả số tiền theo đúng thỏa thuận của hai bên.

2. Bản chất của sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật khác nhau gì?

Sử dụng pháp luật

– Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là hành vi hành động hoặc hành vi không hành động tùy quy định pháp luật cho phép.

Áp dụng pháp luật

Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, vừa là hoạt động mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật.

Mang tính quyền lực Nhà nước, được thể hiện dưới hình thức hành vi hành động và hành vi không hành động

3. Hình thức thể hiện của sử dụng pháp luật khác với áp dụng pháp luật gì?

Sử dụng pháp luật

– Các quy phạm pháp luật về quyền của chủ thể

Áp dụng pháp luật

= Tất cả các loại quy phạm, bởi Nhà nước trao quyền hạn và nghĩa vụ tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về áp dụng pháp luật. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Công ty Luật ACC đồng hành pháp lý cùng bạn!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo