Sự cố an toàn thông tin mạng là gì?

Theo Luật An toàn thông tin năm 2015, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp viễn thông, chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia phải thành lập hoặc chỉ định bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; quy định chi tiết về điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng. Vậy, sự cố an ninh thông tin mạng là gì, xử lý như thế nào? Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết "Sự cố an toàn thông tin mạng là gì?"  và một vài vấn đề pháp lý liên quan:

Thách thức về mất an toàn thông tin có thể tăng gấp 3 – 4 lần
Sự cố an toàn thông tin mạng là gì?

1. Sự cố an toàn thông tin mạng là gì?

Theo Khoản 1, Điều 3 của Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, quy định An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.

Theo Khoản 1, Điều 2 của Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT , Sự cố an toàn thông tin mạng là việc thông tin, hệ thống thông tin bị tấn công hoặc gây nguy hại, ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn, tính bảo mật hoặc tính khả dụng (sau đây gọi tắt là sự cố).

Theo Khoản 2, Điều 2 của Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT, Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là hoạt động nhằm xử lý, khắc phục sự cố gây mất an toàn thông tin mạng gồm: theo dõi, thu thập, phân tích, phát hiện, cảnh báo, điều tra, xác minh sự cố, ngăn chặn sự cố, khôi phục dữ liệu và khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

2. Phân nhóm sự cố an toàn thông tin mạng

Ngày 01 tháng 7 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Quy định về tiêu chí xác định cấp độ thông tin như sau:

- Tiêu chí xác định cấp độ 1: Hệ thống thông tin cấp độ 1 là hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức và chỉ xử lý thông tin công cộng

- Tiêu chí xác định cấp độ 2: Hệ thống thông tin cấp độ 2 là hệ thống thông tin có một trong các tiêu chí cụ thể như sau: Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức và có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng nhưng không xử lý thông tin bí mật nhà nước; Hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình như sau: Cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 2 trở xuống theo quy định của pháp luật; cung cấp dịch vụ trực tuyến không thuộc danh mục dịch vụ kinh doanh có điều kiện; cung cấp dịch vụ trực tuyến khác có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của dưới 10.000 người sử dụng; Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động của một cơ quan, tổ chức.

- Tiêu chí xác định cấp độ 3: Hệ thống thông tin cấp độ 3 là hệ thống thông tin có một trong các tiêu chí cụ thể như sau: Hệ thống thông tin xử lý thông tin bí mật nhà nước hoặc hệ thống phục vụ quốc phòng, an ninh khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia; Hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình như sau: Cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 3 trở lên theo quy định của pháp luật; cung cấp dịch vụ trực tuyến thuộc danh mục dịch vụ kinh doanh có điều kiện; cung cấp dịch vụ trực tuyến khác có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của từ 10.000 người sử dụng trở lên; Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin dùng chung phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chứctrong phạm vi một ngành, một tỉnh hoặc một số tỉnh; Hệ thống thông tin điều khiển công nghiệp trực tiếp phục vụ điều khiển, vận hành hoạt động bình thường của các công trình xây dựng cấp II, cấp III hoặc cấp IV theo phân cấp của pháp luật về xây dựng.

- Tiêu chí xác định cấp độ 4: Hệ thống thông tin cấp độ 4 là hệ thống thông tin có một trong các tiêu chí cụ thể như sau: Hệ thống thông tin xử lý thông tin bí mật nhà nước hoặc hệ thống phục vụ quốc phòng, an ninh, khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng quốc phòng, an ninh quốc gia; hệ thống thông tin quốc gia phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, yêu cầu vận hành 24/7 và không chấp nhận ngừng vận hành mà không có kế hoạch trước; hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin dùng chung phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức trên phạm vi toàn quốc, yêu cầu vận hành 24/7 và không chấp nhận ngừng vận hành mà không có kế hoạch trước; hệ thống thông tin điều khiển công nghiệp trực tiếp phục vụ điều khiển, vận hành hoạt động bình thường của các công trình xây dựng cấp I theo phân cấp của pháp luật về xây dựng.

- Tiêu chí xác định cấp độ 5: Hệ thống thông tin cấp độ 5 là hệ thống thông tin có một trong các tiêu chí cụ thể như sau: Hệ thống thông tin xử lý thông tin bí mật nhà nước hoặc hệ thống phục vụ quốc phòng, an ninh, khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia; hệ thống thông tin phục vụ lưu trữ dữ liệu tập trung đối với một số loại hình thông tin, dữ liệu đặc biệt quan trọng của quốc gia; hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia phục vụ kết nối liên thông hoạt động của Việt Nam với quốc tế; hệ thống thông tin điều khiển công nghiệp trực tiếp phục vụ điều khiển, vận hành hoạt động bình thường của công trình xây dựng cấp đặc biệt theo phân cấp của pháp luật về xây dựng hoặc công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo pháp luật về an ninh quốc gia; hệ thống thông tin khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia. Tại Điều 9 quy định phân nhóm sự cố an toàn thông tin mạng như sau:

Sự cố an toàn thông tin mạng nghiêm trọng là sự cố đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

1. Hệ thống thông tin bị sự cố là hệ thống thông tin cấp độ 4, cấp độ 5 hoặc thuộc Danh mục hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và bị một trong số các sự cố sau:

a) Hệ thống bị gián đoạn dịch vụ;

b) Dữ liệu tuyệt mật hoặc bí mật nhà nước có khả năng bị tiết lộ;

c) Dữ liệu quan trọng của hệ thống không bảo đảm tính toàn vẹn và không có khả năng khôi phục được;

d) Hệ thống bị mất quyền điều khiển;

đ) Sự cố có khả năng xảy ra trên diện rộng hoặc gây ra các ảnh hưởng dây chuyền, làm tổn hại cho các hệ thống thông tin cấp độ 4 hoặc cấp độ 5 khác.

2. Chủ quản hệ thống thông tin không đủ khả năng tự kiểm soát, xử lý được sự cố.

Chủ quản hệ thống thông tin là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin. Đối với cơ quan, tổ chức nhà nước, chủ quản hệ thống thông tin là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc là cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng, thiết lập, nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Sự cố an toàn thông tin mạng là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về thời hạn giấy ủy quyền nhận lương hưu vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo