Soạn thảo phụ lục hợp đồng là nội dung được rất nhiều người quan tâm trong quá trình giao kết các loại hợp đồng. Pháp luật dân sự cũng có những quy định điều chỉnh về phụ lục hợp đồng mà các bên khi kí kết cần lưu ý. Nếu bạn đang muốn soạn phụ lục hợp đồng nhưng chưa biết làm như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC.
Soạn thảo phụ lục hợp đồng
1. Phụ lục hợp đồng là gì?
Theo điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:
“1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng;
2.Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”
Pháp luật dân sự không có quy định trực tiếp giải thích phụ lục hợp đồng là gì như nhưng theo quy định trên, ta có thể hiểu phụ lục hợp đồng là văn quy định chi tiết hoặc sửa đổi, bổ sung điều khoản cho hợp đồng. Do đều là sự thỏa thuận của các bên được lập thành văn bản nên về bản chất phụ lục hợp đồng chính là những điều khoản hợp đồng, được bổ sung sau khi đã thành lập hợp đồng.
Soạn thảo phụ lục hợp đồng là việc soạn thảo lại những thỏa thuận của các bên thành văn bản gồm các điều khoản để chi tiết, sửa đổi hoặc bổ sung nội dung hợp đồng.
2. Mẫu soạn thảo phụ lục hợp đồng
Mẫu soạn thảo phụ lục hợp đồng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG
Số: ………………
- Căn cứ theo HĐKT số …………………… đã ký ngày ... tháng ... năm ….
- Căn cứ nhu cầu thực tế hai bên …………………………………………….
Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., Tại ……………………………………..
Chúng tôi gồm có:
BÊN A:
Địa chỉ: …………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………………………………………
Fax: ………………………………………………………………………
Mã số thuế: …………………………………………………………
Tài khoản số: ………………………………………………………
Do ông (bà): …………………………………………………………
Chức vụ: ………………………………………………………… làm đại diện.
BÊN B:
Địa chỉ: …………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………………………………………………….
Fax: …………………………………………………………………………
Mã số thuế: ……………………………………………………………
Tài khoản số: …………………………………………………………
Do ông (bà): ………………………………………………………….
Chức vụ: …………………………………………………………làm đại diện.
Sau khi xem xét, thỏa thuận hai bên đã đi đến thống nhất ký Phụ lục hợp đồng số…………….về ………..…. đối với hợp đồng đã ký số……… ngày ..., tháng ... năm ...,cụ thể như sau:
- ………………………………………………………………………………
- ………………………………………………………………………………
- ………………………………………………………………………………
- ………………………………………………………………………………
- Điều khoản chung
5.1. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong hợp đồng số ……………………
5.2. Phụ lục hợp đồng được lập thành …….. bản, có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, do mỗi bên giữ ……. bản.
5.3. Phụ lục này là một phần không thể tách rời của hợp đồng ………………số…………….…. và có giá trị kể từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
3. Những lưu ý khi soạn thảo phụ lục hợp đồng
- Phụ lục hợp đồng phải được lập thành văn bản. Nếu hợp đồng cần công chứng, chứng thực thì phụ lục hợp đồng cũng phải làm các thủ tục công chứng, chứng thực tương tự.
- Hiệu lực của phụ lục hợp đồng gắn liền với hợp đồng vì phụ lục hợp đồng được lập kèm theo hợp đồng chính. Hơn nữa, nội dung của phụ lục hợp đồng cũng không được trái với nội dung hợp đồng nên hiệu lực hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính và sự thỏa thuận của các bên.
- Khi soạn thảo phụ lục hợp đồng cần quy định cụ thể về công việc thực hiện, tiêu chuẩn, hàng hóa, số liệu, giai đoạn, ngày tháng,… theo như Hợp đồng chính nhưng chi tiết và cụ thể hơn.
- Việc soạn thảo phụ lục hợp đồng thường được thực hiện vào hai thời điểm đó là lập cùng thời điểm với soạn thảo hợp đồng và soạn thảo trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng. Nếu soạn thảo phụ lục hợp đồng cùng thời điểm với hợp đồng, khi hợp đồng có hiệu lực thì phụ lục hợp đồng cũng có hiệu lực (trừ khi các bên có thỏa thuận khác). Nếu soạn thảo phụ lục hợp đồng sau khi hợp đồng đã có hiệu lực thì các bên phải thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của phụ lục hợp đồng.
Trên đây là một số lưu ý khi soạn thảo phụ lục hợp đồng và mẫu soạn phụ lục hợp đồng của chúng tôi. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về soạn thảo phụ lục hợp đồng xin vui lòng liên hệ Công ty Luật ACC theo địa chỉ sau:
- Hotline: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận