Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng Thế Chấp Cổ Phần Cập Nhật 2024

Thế chấp cổ phần là một trong những sự lựa chọn được các cổ đông lựa chọn khi muốn thế chấp loại tài sản này cho một nghĩa vụ nào đó. Hãy đọc bài viết này để cùng tìm hiểu thêm về hợp đồng cho mối quan hệ này nhé!

dich-vu-soan-thao-hop-dong-the-chap-co-phan-1024x576Dịch vụ soạn thảo hợp đồng thế chấp cổ phần

1. Cổ phiếu có được thế chấp không?

Theo quy định tại Điều 120.1, Luật doanh nghiệp, Cổ phiếu được định nghĩa là “cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó”. Cổ phiếu không tự thân chứa các quyền hành động đối với công ty bởi vì các quyền phát sinh từ phần vốn góp như quyền biểu quyết, quyền nhận cổ tức và quyền được hưởng khối tài sản còn lại của công ty khi tiến hành thủ tục thanh lý cũng như mọi quyền phát sinh từ hợp đồng khác đối với công ty phụ thuộc vào việc đăng ký vào sổ cổ đông của công ty [1]].

Xét về bản chất, cổ phần mới là đối tượng thực của giao dịch bảo đảm, chứ không phải cổ phiếu. Có thể so sánh cổ phiếu với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: trong trường hợp này thế chấp có đối tượng là quyền sử dụng đất, nhà hay tài sản khác gắn liền với đất chứ không phải là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó, việc thế chấp cổ phiếu thực chấp là hợp đồng thế chấp cổ phần.

2. Soạn thảo hợp đồng thế chấp cổ phần

HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP CỔ PHIẾU[1]

Số: ......./......./BĐ

Hôm nay, ngày ....... tháng ....... năm 200......., tại …………………………….. chúng tôi gồm:

  1. Bên Thế chấp[2]:...................................................................................................................
  • Địa chỉ : ..........................................................................................................................
  • Điện thoại : ......................................... Fax : ...............................................................
  • ĐKKD số : ......................................... Nơi cấp : .................... ngày: ...............................
  • Người đại diện:................................... Chức vụ : ...............................................................
  • CMND số : ......................................... Nơi cấp : .................... ngày: ...............................
  • Số tài khoản tiền gửi đồng VN:......... ....... Tại Ngân hàng........................................
  • Số tài khoản tiền gửi ngoại tệ:........... ....... Tại Ngân hàng........................................
  • Giấy uỷ quyền số: ....... ..................... ngày : .................... của  : ................................
  1. Bên nhận Thế chấp: Ngân hàng …………………………………………….
  • Địa chỉ : ..........................................................................................................................
  • Điện thoại : ......................................... Fax : ...............................................................
  • ĐKKD số : ......................................... Nơi cấp : .................... ngày: ...............................
  • Đại diện : ......................................... Chức vụ : ...............................................................
  • Giấy uỷ quyền số: ....... ..................... ngày : .................... của   :................................

(Dưới đây, Bên nhận Thế chấp được gọi tắt là “NGÂN HÀNG”)

Cùng nhau thỏa thuận và ký Hợp đồng Thế chấp cổ phiếu theo các nội dung dưới đây:

Điều 1: Nghĩa vụ được bảo đảm

  1. Bên Thế chấp đồng ý Thế chấp cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự của mình đối với NGÂN HÀNG, bao gồm nhưng không giới hạn là: Tiền vay (nợ gốc), lãi vay, lãi quá hạn, chi phí xử lý Tài sản, các khoản chi phí khác và tiền bồi thường thiệt hại theo (các) Hợp đồng tín dụng ký với NGÂN HÀNG kể từ ngày các bên ký Hợp đồng này.
  2. Nghĩa vụ được bảo đảm đối với các Hợp đồng tín dụng theo thoả thuận tại khoản 1 của Điều này bao gồm cả các nghĩa vụ quy định tại các Phụ lục trong trường hợp Hợp đồng tín dụng được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc có sự sửa đổi, bổ sung làm thay đổi nghĩa vụ được bảo đảm.
  3. Tổng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm sẽ giảm theo mức độ giảm giá trị của tài sản Thế chấp được xác định lại trong các Biên bản định giá lại hoặc các phụ lục hợp đồng được ký giữa các bên và cũng được sử dụng theo nguyên tắc trên. Tổng mức cho vay trong trường hợp này cũng giảm tương ứng mà không cần có sự đồng ý của Bên Thế chấp.

Điều 2: Tài sản Thế chấp

Tài sản Thế chấp là cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của Bên Thế chấp (dưới đây gọi tắt là “Tài sản”), chi tiết về Tài sản được mô tả đầy đủ theo các văn bản (Hợp đồng, giấy tờ, tài liệu) dưới đây:

  1. Cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của Bên Thế chấp gồm:
TT Cổ phiếu, nơi phát hành Số, ký hiệu Ngày

phát hành

Mệnh giá

(đồng)

Ghi chú
1. ....... ....... ....... ....... .......
2. ....... ....... ....... ....... .......
3. ....... ....... ....... ....... .......
  1. Toàn bộ lợi tức và lợi ích vật chất phát sinh từ hoặc liên quan đến Tài sản cũng thuộc tài sản Thế chấp trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác bằng văn bản.

Điều 3: Giá trị Tài sản

  1. Tổng giá trị Tài sản nêu tại Điều 2 Hợp đồng này do Bên Thế chấp và NGÂN HÀNG thoả thuận xác định là ....... đồng theo Biên bản định giá tài sản ngày ........ Mức giá định giá trên chỉ được làm mức giá trị tham chiếu để xác định mức cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng, không sử dụng để áp dụng trong trường hợp xử lý tài sản.
  2. Với giá trị tài sản này, NGÂN HÀNG đồng ý cho Bên Thế chấp vay tổng số tiền (nợ gốc) cao nhất là ....... đồng.

Điều 4: Bàn giao, quản lý Tài sản

  1. Trước hoặc ngay sau khi ký kết Hợp đồng này, Bên Thế chấp phải bàn giao đầy đủ Tài sản kèm theo toàn bộ giấy tờ gốc về chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng, quản lý tài sản Thế chấp và các giấy tờ khác có liên quan cho NGÂN HÀNG hoặc Bên thứ ba được NGÂN HÀNG uỷ quyền/thuê gửi giữ.
  2. Bên Thế chấp và NGÂN HÀNG sẽ ký Biên bản bàn giao Tài sản và giấy tờ tài sản Thế chấp theo mẫu của NGÂN HÀNG. Biên bản bàn giao là một phần không thể tách rời của Hợp đồng Thế chấp này.
  3. NGÂN HÀNG có toàn quyền quản lý, bảo quản Tài sản và các giấy tờ gốc về Tài sản hoặc chuyển giao, uỷ quyền cho Bên thứ ba quản lý, bảo quản Tài sản. Mọi chi phí quản lý, bảo quản và/hoặc gửi giữ phát sinh giữa NGÂN HÀNG với Bên thứ ba do Bên Thế chấp chịu trách nhiệm thanh toán, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác bằng văn bản.

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên Thế chấp

  1. Bên Thế chấp có các quyền sau:
  2. Được nhận lại Tài sản đã giao cho NGÂN HÀNG khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này.
  3. Được yêu cầu NGÂN HÀNG hoặc Bên thứ ba bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng Tài sản.
  4. Được bổ sung, thay thế Tài sản bằng một tài sản khác, được bán, trao đổi, tặng, cho, góp vốn liên doanh bằng Tài sản khi được NGÂN HÀNG chấp thuận trước bằng văn bản. Trường hợp bán Tài sản thì NGÂN HÀNG phải được nhận số tiền thu được từ việc bán Tài sản để thanh toán nghĩa vụ trả nợ đã cam kết theo Hợp đồng này.
  5. Bên Thế chấp có các nghĩa vụ sau:
  6. Bàn giao Tài sản cho NGÂN HÀNG trước hoặc ngay khi ký Hợp đồng này.
  7. Thanh toán mọi chi phí quản lý, bảo quản và/hoặc gửi giữ Tài sản, giấy tờ về Tài sản phát sinh giữa NGÂN HÀNG với Bên thứ ba theo Hợp đồng gửi giữ Tài sản hoặc thoả thuận liên quan, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác bằng văn bản.
  8. Phải thông báo bằng văn bản cho NGÂN HÀNG về quyền của Bên thứ ba đối với Tài sản (nếu có). Trong trường hợp không thông báo hoặc thông báo không đúng, không đầy đủ thì căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của vi phạm NGÂN HÀNG có quyền yêu cầu bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm, huỷ hợp đồng Thế chấp và yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời áp dụng các biện pháp khác để ngừng giải ngân và thu hồi nợ trước hạn.
  9. Không được sử dụng Tài sản để Thế chấp hoặc bảo đảm cho nghĩa vụ khác; không được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, góp vốn hoặc có bất kỳ hình thức nào chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng Tài sản, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của NGÂN HÀNG.
  10. Bên Thế chấp có trách nhiệm bổ sung Tài sản, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trả bớt nợ vay cho NGÂN HÀNG trong những trường hợp sau:
  • Giá trị Tài sản tại thời điểm định giá gần nhất đã giảm xuống dưới 75% so với Giá trị định giá ban đầu;
  • Khi Bên phát hành Tài sản Thế chấp thực hiện việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc bị phá sản.

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của NGÂN HÀNG

  1. NGÂN HÀNG có các quyền sau:
  1. Được khai thác công dụng Tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ Tài sản, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác bằng văn bản.
  2. Được yêu cầu Bên Thế chấp cung cấp thông tin về thực trạng Tài sản và giám sát, kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ Tài sản;
  3. Được quyền yêu cầu bên thứ ba giữ Tài sản giao Tài sản cho mình để xử lý thu hồi nợ trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà Bên Thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ các nghĩa vụ cam kết.
  4. Được xử lý tài sản, chuyển giao quyền thu hồi nợ hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba xử lý Tài sản theo quy định của Hợp đồng này hoặc quy định pháp luật có liên quan để thu hồi nợ.
  5. Các quyền khác theo thoả thuận hoặc quy định của pháp luật.

2. NGÂN HÀNG có các nghĩa vụ sau:

    1. Bảo quản và lưu giữ an toàn Tài sản và bản gốc các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu và các giấy tờ khác có liên quan đến Tài sản của Bên Thế chấp.
    2. Trả lại bản gốc các giấy tờ về Tài sản khi Bên Thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm hoặc Tài sản được thay thế bằng tài sản bảo đảm khác hoặc giao cho người mua Tài sản khi Tài sản được xử lý theo quy định của Hợp đồng này và quy định pháp luật liên quan.
    3. Trả lại bản gốc các giấy tờ về tài sản (nếu có) tương ứng với số nợ Bên Thế chấp đã trả, nếu việc giải chấp một phần tài sản không ảnh hưởng đến tính chất, tính năng sử dụng ban đầu và giá trị của tài sản Thế chấp còn lại.
    4. Bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất bản gốc các giấy tờ về Tài sản của Bên Thế chấp.

Điều 7: Xử lý Tài sản

  1. Các trường hợp xử lý Tài sản:
    1. Khi đến thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp phải trả nợ trước hạn) theo Hợp đồng tín dụng mà Bên Thế chấp không thực hiện, thực hiện không đúng, không đủ hoặc vi phạm nghĩa vụ trả nợ NGÂN HÀNG;
    2. Khi tài sản Thế chấp giảm giá trị theo quy định của Hợp đồng này nhưng Bên Thế chấp không khôi phục, bổ sung, thay thế được tài sản khác theo yêu cầu của NGÂN HÀNG hoặc khôi phục, bổ sung, thay thế không đủ giá trị Thế chấp ban đầu;
    3. Các trường hợp pháp luật quy định Tài sản phải được xử lý để Bên Thế chấp thực hiện nghĩa vụ khác đã đến hạn.
    4. Bên Thế chấp[3] thực hiện chuyển đổi (cổ phần hoá, chia, tách, sáp nhập, chuyển nhượng hoặc thay đổi loại hình tổ chức hoạt động ) mà:
  • Không trả hết nợ gốc và lãi vay được bảo đảm bằng tài sản cho NGÂN HÀNG trong vòng 30 ngày kể từ khi có quyết định chuyển đổi; hoặc
  • Không thông báo bằng văn bản cho NGÂN HÀNG về việc chuyển đổi và đề nghị cho chuyển nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản Thế chấp sang tổ chức mới trong trường hợp không thể trả hết nợ theo quy định trên; hoặc
  • Không có văn bản đồng ý nhận nợ của doanh nghiệp hình thành từ chuyển đổi hoặc văn bản đồng ý nhận nợ trên không được NGÂN HÀNG chấp thuận;

e. Bên Thế chấp bị phá sản, giải thể trước khi đến hạn trả nợ hoặc không còn khả năng thanh toán nợ.

f. Bên Thế chấp bị tuyên bố hạn chế, mất năng lực hành vi và năng lực pháp luật theo quy định của pháp luật, bị chết hoặc bị tuyên bố chết, bị mất tích hoặc bị tuyên bố mất tích, bị khởi tố, ly hôn hoặc liên quan đến các vụ kiện làm ảnh hưởng đến Tài sản.

g. Các trường hợp mà NGÂN HÀNG đơn phương xét thấy cần thiết phải xử lý Tài sản để thu hồi nợ vay trước hạn.

h. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc theo quy định pháp luật.

i. Trong các trường hợp trên, mọi khoản nợ của Bên Thế chấp tại NGÂN HÀNG chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và Tài sản đã Thế chấp sẽ được xử lý để thu nợ.

  1. Các phương thức xử lý Tài sản:
  • Trong trường hợp phải xử lý Tài sản để thu hồi nợ theo một trong các trường hợp nêu tại Khoản 1 Điều này thì Bên Thế chấp bằng Hợp đồng này uỷ quyền không huỷ ngang, vô điều kiện và không hạn chế thời gian cho NGÂN HÀNG đại diện Bên Thế chấp để:
  1. Lựa chọn phương thức bán Tài sản là đưa ra bán trực tiếp hoặc uỷ quyền cho cá nhân, cơ quan, tổ chức bán trực tiếp.
  2. Bán Tài sản với giá thấp nhất do NGÂN HÀNG xác định căn cứ vào Biên bản định giá, định giá lại Tài sản của NGÂN HÀNG tại thời điểm gần nhất hoặc giá thị trường liên quan (thị trường chứng khoán, thị trường liên ngân hàng,…) tại thời điểm bán Tài sản.
  3. NGÂN HÀNG trực tiếp nhận các khoản tiền, tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba đồng ý trả thay cho Bên Thế chấp.
  4. NGÂN HÀNG nhận chính Tài sản để thay thế cho việc thanh toán một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm. Giá nhận Tài sản do hai bên thoả thuận trên cơ sở tham khảo giá thị trường và quy định có liên quan của NGÂN HÀNG về xử lý tài sản bảo đảm.
  5. Thay mặt Bên Thế chấp lập, ký tên trên các văn bản, giấy tờ, tài liệu, hợp đồng liên quan tới Tài sản và việc bán Tài sản với các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan..
  6. Trường hợp Tài sản bao gồm nhiều vật, nhiều phần hoặc có thể tách riêng, NGÂN HÀNG được chọn tài sản cụ thể để xử lý, đảm bảo thu hồi đủ số nợ, bao gồm nhưng không giới hạn là nợ gốc, nợ lãi (trong hạn, quá hạn), các khoản phí và chi phí phát sinh khác liên quan (nếu có ).
  7. Trong thời gian chờ bán Tài sản, NGÂN HÀNG được quyền khai thác, sử dụng và thu hoa lợi, lợi tức từ Tài sản để thu hồi nợ.

3. Số tiền thu được từ việc xử lý Tài sản, sẽ được NGÂN HÀNG tự động trích để thanh toán các khoản nợ mà Bên Thế chấp phải trả cho NGÂN HÀNG bao gồm nhưng không giới hạn theo thứ tự ưu tiên như sau:

  1. Chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí phát sinh khác có liên quan;
  2. Nợ lãi quá hạn;
  3. Nợ lãi trong hạn;
  4. Nợ gốc;
  5. Số tiền còn dư sẽ trả lại cho Bên Thế chấp, nếu số tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ để trả nợ thì Bên Thế chấp phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho NGÂN HÀNG.
  6. Bên Thế chấp tự nguyện từ bỏ mọi quyền khiếu nại, khiếu kiện NGÂN HÀNG đối với việc NGÂN HÀNG thực hiện xử lý Tài sản theo các nội dung quy định tại Điều này. NGÂN HÀNG có toàn quyền thực hiện xử lý Tài sản như nêu trên mà không cần kiện ra Toà án hay cơ quan có thẩm quyền khác. Mọi vấn đề khác có liên quan đến việc xử lý tài sản Thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 8: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

  1. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này, trước hết sẽ được các bên trực tiếp thương lượng để giải quyết trên tinh thần thiện chí, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của nhau. Trường hợp thương lượng không thành thì các bên có quyền yêu cầu Toà án nhân dân có thẩm quyền nơi có trụ sở của NGÂN HÀNG hoặc Toà án nhân dân nơi có Tài sản để giải quyết. Quyết định của Toà án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp luật.
  2. Hợp đồng này được xác lập, điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.

Điều 9: Cam kết của các bên

  1. Bên Thế chấp cam kết những thông tin về nhân thân và Tài sản đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật và tại thời điểm ký Hợp đồng này, Tài sản nói trên:
    1. Được phép Thế chấp theo quy định của Pháp luật;
    2. Hoàn toàn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của Bên Thế chấp và không có bất kỳ sự tranh chấp nào;
    3. Chưa được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng dưới mọi hình thức hoặc dùng để bảo đảm cho bất kỳ nghĩa vụ dân sự nào;
    4. Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc có bất kỳ quyết định nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hạn chế quyền sở hữu, quyền sử dụng ngoài những hạn chế đã được nêu tại Hợp đồng này;
    5. Không có giấy tờ nào khác ngoài giấy tờ nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này.
  2. Các bên cam kết:
  3. Việc giao kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, không bị lừa dối và cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận trong Hợp đồng này;
  4. Đã tự đọc hoặc được nghe đọc đúng, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Điều 10: Hiệu lực của Hợp đồng

  1. Trường hợp (các) Hợp đồng tín dụng đã ký giữa Bên vay vốn với NGÂN HÀNG được chuyển giao từ đơn vị kinh doanh (Bên nhận Thế chấp) cho bất kỳ đơn vị kinh doanh nào khác trong hệ thống NGÂN HÀNG hoặc đơn vị kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi, mô hình tổ chức, hoạt động thì các bên không phải ký lại Hợp đồng Thế chấp, chỉ cần lập văn bản ghi nhận về việc thay đổi Bên nhận Thế chấp và phải đăng ký lại giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật (nếu có).
  2. Trường hợp Bên Thế chấp tổ chức lại pháp nhân (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi) khi Hợp đồng này vẫn còn thời hạn thực hiện thì các bên không phải ký kết lại Hợp đồng, chỉ cần lập văn bản ghi nhận về việc thay đổi Bên Thế chấp và phải đăng ký lại giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật (nếu có).[4]
  3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ khi tất cả các bên ký vào Hợp đồng và được công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật (nếu có). Các Hợp đồng, phụ lục hợp đồng hoặc văn bản, tài liệu, giấy tờ được các bên thống nhất sửa đổi, bổ sung, thay thế một phần hoặc toàn bộ Hợp đồng này hoặc liên quan đến Hợp đồng này là bộ phận kèm theo và có giá trị pháp lý theo Hợp đồng.
  4. Các Hợp đồng được bảo đảm bằng Tài sản theo Hợp đồng Thế chấp này nếu vô hiệu không làm Hợp đồng này vô hiệu. Trong trường hợp do có sự thay đổi về luật pháp, quy định hiện hành làm cho việc Thế chấp tài sản đối với một hoặc một số tài sản nêu tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc bất kỳ điều khoản nào trong Hợp đồng này vô hiệu, thì Hợp đồng này vẫn có hiệu lực với những tài sản, điều khoản còn lại.
  5. Trường hợp Bản án, quyết định của tổ chức, cơ quan có Nhà nước có thẩm quyền khẳng định Hợp đồng này bị vô hiệu về hình thức, thủ tục thực hiện thì các nội dung đã được thoả thuận thống nhất theo Hợp đồng này vẫn có hiệu lực giữa các bên.
  6. Hợp đồng này chỉ chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
    1. Bên Thế chấp đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm của Hợp đồng Thế chấp này;
    2. Các bên thoả thuận nghĩa vụ được bảo đảm theo Hợp đồng này được bảo đảm bằng biện pháp khác;
    3. Tài sản Thế chấp được xử lý để thu hồi nợ theo quy định của Hợp đồng này hoặc theo quy định pháp luật.
    4. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 11: Điều khoản thi hành

  1. Những vấn đề chưa được thoả thuận trong Hợp đồng này sẽ được thực hiện theo quy định của Pháp luật.
  2. Hợp đồng này được lập thành 04 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau: NGÂN HÀNG giữ 02 bản, Bên Thế chấp giữ 01 bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giữ 01 bản (nếu có).
BÊN THẾ CHẤP

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

    BÊN NHẬN THẾ CHẤP

(Ký tên, đóng dấu)

  • [1] Áp dụng trong trường hợp Bên Thế chấp đồng thời là Bên vay vốn.
  • [3] Trường hợp Bên Thế chấp là cá nhân, vợ chồng hoặc hộ gia đình thì bỏ các quy định tại Điểm d và Điểm e Khoản 1 Điều 7 Hợp đồng này.
  • [4] Trường hợp Bên Thế chấp là cá nhân, vợ chồng hoặc hộ gia đình thì bỏ nội dung này.

3. Những câu hỏi thường gặp

3.1 Cổ phần có được coi là tài sản thế chấp không?

Cổ phần là tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu (là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó). Cổ phần cũng được gọi là tài sản bảo đảm vì nó thuộc quyền sở hữu của cổ đông (khách hàng vay vốn) và xác định được giá trị. Do đó cổ phần có thể được xem là tài sản thế chấp.

3.2 Cổ đông có được thế chấp cổ phần để vay vốn không?

Khách hàng có thể dùng cổ phần mà mình sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay thế chấp tại ngân hàng. Theo đó, khách hàng không cần chuyển giao cổ phần cho bên nhận thế chấp. Cổ phẩn sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng và khách hàng vẫn có các quyền và nghĩa vụ trong công ty cổ phần đó.

3.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về hợp đồng thế chấp cổ phần không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về hợp đồng thế chấp cổ phần uy tín, trọn gói cho khách hàng.

3.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về hợp đồng thế chấp cổ phần của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1137 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo