THIẾU MỞ BÀI
1. Hợp đồng hợp tác thương hiệu là gì?
Hợp tác thương hiệu là cách gọi thông thường của việc nhượng quyền thương mại. Vì vậy, về bản chất pháp lý, hợp đồng hợp tác thương hiệu chính là hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo Luật thương mại 2005, hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng mà theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
2. Chủ thể của hợp đồng
Trong hợp đồng hợp tác thương hiệu tồn tại hai chủ thể là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Theo Nghị định 35/2006/NĐ-CP, bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại. Bên nhượng quyền được chia thành bên nhượng quyền ban đầu và bên nhượng quyền thứ cấp, trong đó bên nhượng quyền thứ cấp là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền thương mại. Bên nhận quyền được chia thành bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp. Trong đó, bên nhận quyền sơ cấp là thương nhân nhận quyền thương mại từ bên nhượng quyền ban đầu. Bên nhận quyền sơ cấp là bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhận quyền thứ cấp , hay nói cách khác, bên nhận quyền sơ cấp cấp lại quyền thương mại cho bên nhận quyền thứ cấp thì được gọi là bên nhượng quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ cấp là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ bên nhượng quyền thứ cấp.
3. Hình thức của hợp đồng
Hợp đồng hợp tác thương hiệu phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương bao gồm, điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu…
4. Nội dung của hợp đồng
Hợp đồng hợp tác thương hiệu là hợp đồng đặc biệt, bởi lẽ, ngoài những điều khoản mà các bên tự thỏa thuận, hợp đồng có hiệu lực phải bao gồm các điều khoản được quy định tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
5. Mẫu hợp đồng hợp tác thương hiệu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---o0o---
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC THƯƠNG HIỆU
Số: 01/………… /HĐHTTH
Hôm nay, ngày … tháng …. năm …,
Tại ………
Chúng tôi gồm có:
BÊN NHƯỢNG QUYỀN (BÊN A) ………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………….
Fax: …………………………………………………………………………………………
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………
Tài khoản số: ……………………………………………………………………………….
Đại diện ………………………………Chức vụ:…………………………………………...
BÊN NHẬN QUYỀN (BÊN B)
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………….
Fax: …………………………………………………………………………………………
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………
Tài khoản số: ……………………………………………………………………………….
Đại diện ………………………………Chức vụ:…………………………………………...
Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên đồng ý ký kết Hợp đồng hợp tác thương hiệu với các nội dung và điều khoản sau:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP TÁC
Bên A đồng ý cho phép bên B sử dụng thương hiệu của mình với quy định chi tiết như sau:
- Tên thương hiệu:…………………………………………………………………………..
- Phạm vi sử dụng: ………………...………………………………………………………..
- Thời hạn sử dụng:…………………...……………………………………………………..
ĐIỀU 2: GIÁ CẢ, PHÍ NHƯỢNG QUYỀN ĐỊNH KỲ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN.
2.1. Phí nhượng quyền thương hiệu
- Phí nhượng quyền thương hiệu: ………………...……………………………………….
- Phí duy trì: ………………...……………………………………………………………..
Phí này chỉ có hiệu lực trong thời hạn hợp đồng. Hết thời hạn hợp đồng, phí hợp tác thương hiệu có thể thay đổi tùy thuộc tình hình kinh doanh, thị trường và các yếu tố thương mại khác.
2.2. Phương thức thanh toán ……………………………………………………………….
2.3. Thời hạn thanh toán là chia ra làm ………. đợt
ĐIỀU 3: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ BÊN A:
3.1. Quyền lợi.
- a) Nhận tiền nhượng quyền;
- b) Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
- c) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
3.2. Nghĩa vụ
- a) Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
- b) Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
- c) Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
- d) Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
- e) Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
ĐIỀU 4: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ BÊN B.
4.1. Quyền lợi
- a) Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
- b) Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
4.2. Nghĩa vụ
- a) Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- b) Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
- c) Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
- d) Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
- e) Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- f) Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
- g) Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
ĐIỀU 5: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG.
Hai bên sẽ chấm dứt hợp đồng nếu một trong hai bên vi phạm các điều khoản sau đây:
- Một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng vì bất cứ lý do gì và được thống nhất bằng văn bản của hai bên.
- Hai bên bị vỡ nợ hoặc mất khả năng chi trả cho chủ nợ.
- Có bằng chứng vi phạm những nghĩa vụ đã qui định trong hợp đồng gây thiệt hại với bên còn lại.
- Bên B thực hiện bất kỳ việc chuyển nhượng nào cho bên thứ 3 mà chưa có văn bản đồng ý từ Bên A.
ĐIỀU 6: GIA HẠN HỢP ĐỒNG
Hợp đồng được gia hạn tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên sau khi hợp đồng này hết hiệu lực.
ĐIỀU 7: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Các bên cam kết cùng nhau thực hiện hợp đồng. Nếu trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc các bên sẽ trao đổi trên tinh thần hợp tác, trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì việc tranh chấp sẽ được phán quyết bởi tòa án.
ĐIỀU 8: THỜI HẠN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày… tháng…. năm……. đến ngày….. tháng….. năm…..
Hợp đồng này được thành lập thành…… bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ…….bản
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
6. Câu hỏi thường gặp
Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Mẫu hợp đồng hợp tác nhượng quyền thương hiệu không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Mãu hợp đồng hợp tác nhượng quyền thương hiệu uy tín, trọn gói cho khách hàng.
Công ty Luật ACC có hướng dẫn viết Mẫu hợp đồng hợp tác nhượng quyền thương hiệu cho khách hàng sử dụng dịch vụ không?
Là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, Công ty Luật ACC với kinh nghiệm gặp gỡ, làm việc với cá nhân, doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn chính xác cho những khách hàng cần tư vấn pháp lý. Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện công việc khách hàng yêu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả, chi phí phải chăng, đáp ứng hoàn hảo nhất mong muốn của khách hàng.
Hình thức của hợp đồng?
Hợp đồng hợp tác thương hiệu phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương bao gồm, điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu…
Hợp đồng hợp tác thương hiệu là gì?
Hợp tác thương hiệu là cách gọi thông thường của việc nhượng quyền thương mại. Vì vậy, về bản chất pháp lý, hợp đồng hợp tác thương hiệu chính là hợp đồng nhượng quyền thương mại
Nội dung bài viết:
Bình luận