Soạn Thảo Hợp Đồng Góp Vốn Giữa Hai Cá Nhân Cập Nhật 2024

Góp vốn là một hoạt động diễn ra phổ biến trong đời sống hằng ngày giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Mục đích của góp vốn cũng rất đa dạng: góp vốn để mua bán, góp vốn thành lập công ty, góp vốn đầu tư…Đặc biệt trong kinh doanh, góp vốn là hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nhiều doanh nghiệp. Để thuận tiện cho những ai có nhu cầu soạn thảo hợp đồng góp vốn giữa hai cá nhân, bài viết ACC cung cấp sau đây sẽ khái quát một số nội dung cần có trong loại hợp đồng này.

Soạn Thảo Hợp Đồng Góp Vốn Giữa Hai Cá Nhân
Soạn Thảo Hợp Đồng Góp Vốn Giữa Hai Cá Nhân

1. Khái niệm

  • Góp vốn là sự đóng góp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau để tiến hành hợp tác kinh doanh. Do liên quan đến quyền và lợi riêng nên việc này có nhiều vấn đề phức tạp và có thể phát sinh những tranh chấp về sau. Hợp đồng góp vốn thực chất là sự ghi nhận việc góp vốn giữa bên góp vốn với pháp nhân nhận vốn góp.
  • Hợp đồng góp vốn hay còn gọi với cái tên khác biên bản hợp đồng hợp tác đầu tư là hợp đồng sẽ được ký kết giữa các bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức để thỏa thuận về việc cùng thực hiện việc góp vốn để thực hiện một dự án kinh doanh nào đó nhằm tạo ra lợi nhuận cũng như phân chia lợi nhuận. Vốn góp ở đây có thể là vật chất, tài sản, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Có thể lấy ví dụ như quyền sử dụng đất, xây dựng, nhà ở, công trình, hàng hóa,….
  • Hợp đồng góp vốn được lập ra dùng để ghi chép về việc thỏa thuận góp vốn kinh doanh giữa các thành viên trong hội đồng quản trị. Mẫu sẽ nêu rõ thời gian và địa điểm lập biên bản, thành phần thành viên tham gia cuộc họp, mục đích góp vốn, thời hạn vốn, số vốn góp,…

2. Đặc điểm của Hợp đồng góp vốn giữa hai cá nhân

Hợp đồng góp vốn phải được lập thành văn bản

Hợp đồng góp vốn là hợp đồng có thể có nhiều bên cá nhân tham gia, các chủ thể tham gia với mục đích hợp tác góp vốn để cùng làm một công việc. Vì đối tượng của hợp đồng hợp tác là các cam kết mà các bên đã thoả thuận, cho nên hợp đồng hợp tác mang tính ưng thuận. Tuy nhiên, pháp luật quy định hợp đồng phải lập thành văn bản vì đây là hợp đồng phức tạp và văn bản hợp đồng sẽ là chứng cứ để giải quyết các tranh chấp nếu xảy ra:

  • Đây là hợp đồng có sự đóng góp tài sản và/hoặc công sức của nhiều chủ thể.
  • Hợp đồng có thời hạn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.
  • Có thể có sự thay đổi chủ thể trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng (có sự ra nhập hay rút bớt thành viên hợp tác).
  • Có sự đại diện của các thành viên trong việc xác lập, thực hiện giao dịch với người thứ ba.

Hình thức bằng văn bản của hợp đồng góp vốn có thể có thêm người làm chứng hoặc các bên thoả thuận lựa chọn hình thức công chứng. Nếu tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất thì bên cạnh hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản, có công chứng thì các bên phải đăng ký biến động quyền sủ dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật đất đai 2013.

Hợp đồng góp vốn là hợp đồng song vụ

Hợp đồng góp vốn là hợp đồng song vụ, các bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh theo thoả thuận và theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng góp vốn là hợp đồng không có đền bù mà cũng chia sẻ lãi hoặc lỗ

Sau khi giao kết hợp đồng, các bên phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc thoả thuận và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lợi nhuận thì chia cho các thành viên theo thoả thuận. Nếu thua lỗ thì các bên đều phải gánh chịu theo phần đóng góp của mình vào hợp đồng góp vốn.

Hợp đồng góp vốn là hợp đồng đa phương

Số lượng các chủ thể trong hợp đồng góp vốn là không giới hạn, có thể bao gồm hai hoặc nhiều nhà đầu tư cùng có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau, tuỳ theo quy mô dự án hợp tác cũng như nhu cầu, kỹ năng và mong muốn của các nhà đầu tư.

3. Nội dung cơ bản của Hợp đồng góp vốn giữa hai cá nhân

  • Chủ thể tham gia góp vốn
    • Là cá nhân. Trong nhiều trường hợp, cá nhân cũng có thể ủy quyền cho người khác đứng tên số vốn góp và thực hiện giao kết hợp đồng góp vốn, tuy nhiên việc cá nhân ủy quyền cho người khác thay mình đứng tên phần vốn góp là khá ít nhưng quy định pháp luật không cấm.
  • Tài sản góp vốn
    • Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Như vậy, người góp vốn có thể lựa chọn góp bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải tuân theo quy định của Luật Đất đai; góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí mật kỹ thuật phải tuân theo các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;
    • Xác định tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của ai.
  • Giá trị tài sản góp vốn
    • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, trong những trường hợp góp tài sản vào vốn điều lệ của doanh nghiệp, những loại tài sản không phải là Việt Nam Đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc vàng thì phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định chuyên nghiệp định giá và thể hiện bằng Việt Nam Đồng. Nguyên tắc định giá được nêu tại Điều 37 của Luật doanh nghiệp 2014.
    • Trong các trường hợp góp vốn khác, việc xác định giá trị của tài sản phải dựa trên sự thống nhất giữa các bên giao kết hợp đồng.
  • Thời gian góp vốn
  • Mục đích góp vốn
  • Phân chia lợi nhuận và thua lỗ
    • Lợi nhuận được hiểu và khoản tiền còn dư ra sau khi đã trừ đi các chi phí cho việc đầu tư, quản lý tài sản góp vốn.
    • Lợi nhuận sẽ được chia khi đã trừ hết mọi chi phí mà vẫn còn lợi nhuận. Nếu kinh doanh thua lỗ thì các bên sẽ có trách nhiệm chịu lỗ theo phần vốn góp của mình tương tự như phân chia lợi nhuận.
  • Quyền và nghĩa vụ các bên

Quyền và nghĩa vụ được quy định cho các bên. Một số nội dung có thể đưa vào Hợp đồng phần quyền và nghĩa vụ như sau:

    • Quyền:
      • Yêu cầu bên kia góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.
      • Yêu cầu bên kia thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.
      • Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.
      • Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên kia không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn.
    • Nghĩa vụ:
      • Góp vốn vào đúng thời điểm và giá trị theo các thỏa thuận của Hợp đồng.
      • Cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu được yêu cầu.
      • Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này.
      • Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.
      • Hỗ trợ để thực hiện các giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc quản lý, khai thác tài sản nếu được có yêu cầu.
  • Điều khoản chung

Các bên thoả thuận các điều khoản chung có trong hợp đồng, như:

    • Văn bản này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    • Việc ký kết Hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung của Hợp đồng này thì các bên thỏa thuận lập thêm Phụ lục Hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là một phần không thể tách rời của hợp đồng.
    • Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện cam kết nêu trong văn bản này được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.
    • Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong văn bản. Bên nào vi phạm những cam kết trong văn bản này gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
    • Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.
    • Trong quá trình thực hiện công việc thỏa thuận trong văn bản nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng … tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.
    • Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản tạo thành phụ lục và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của văn bản thỏa thuận này.

4. Những giấy tờ cần cung cấp khi sử dụng dịch vụ của ACC

  • Khách hàng chỉ cần cung cấp những hồ sơ như sau:
    • Giấy tờ tuỳ thân của chủ cơ sở: CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng.
    • Các giấy tờ liên quan đến dịch vụ soạn thảo hợp đồng góp vốn giữa hai cá nhân do ACC hướng dẫn.

5. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng góp vốn giữa hai cá nhân của ACC

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về dịch vụ soạn thảo hợp đồng góp vốn giữa hai cá nhân. ACC sẽ lên kế hoạch soạn thảo hợp đồng, tư vấn và giải thích hợp đồng cho các bên.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh.
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ), ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, hồ sơ khó ACC thay mặt cho khách hàng soạn thảo.
  • Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục công ty cần thực hiện sau khi soạn thảo hợp đồng.

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (272 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo