Soạn Thảo Hợp Đồng Góp Vốn Bằng Tiền Mặt Cập Nhật Quy Định Mới Nhất Năm 2024

Hiện nay, nhu cầu góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập diễn ra ngày càng phổ biến. Vì vậy, các bên tham gia góp vốn và nhận góp vốn nên lập thành văn bản để ghi lại các thỏa thuận góp vốn kind doanh. Tuy nhiên, hợp đồng góp vốn không chỉ đơn thuần ghi lại việc góp vốn mà còn thể hiện các thỏa thuận khác, đáng chú ý là điều khoản liên quan về thời hạn, phương thức góp vốn cũng như phân chia lợi nhuận sau này. Do đó, hợp đồng góp vốn phải cần được soạn thảo một cách cẩn thận và đầy đủ các nội dung cũng như lường trước được các rủi ro, tránh xảy ra tranh chấp giữa các bên.

Sau đây, ACC xin giới thiệu với bạn về soạn thảo hợp đồng góp vốn bằng tiền mặt chính xác và đáng tin cậy như sau:

Soạn Thảo Hợp Đồng Góp Vốn Bằng Tiền Mặt
Soạn Thảo Hợp Đồng Góp Vốn Bằng Tiền Mặt

1. Tìm hiểu vầ góp vốn và hợp đồng góp vốn:

Hợp đồng góp vốn là hợp đồng được ký kết giữa cá nhân hoặc tổ chức để thỏa thuận cùng thực hiện việc góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Thời gian góp vốn điều lệ

Theo Luật Doanh Nghiệp năm 2014, thì thời gian góp vốn điều lệ là: 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu quá 90 ngày mà các thành viên/cổ đông vẫn chưa góp đủ vốn thì công ty bắt buộc phải làm hồ sơ giảm vốn điều lệ. Số vốn điều lệ sau khi làm thủ tục giảm vốn sẽ tương ứng với số vốn điều lệ đã thực góp tại doanh nghiệp.

Trong phạm vi bài viết hôm nay, ACC sẽ giới thiệu về hợp đồng góp vốn bằng tiền mặt tới quý khách hàng.

2. Mẫu hợp đồng góp vốn bằng tiền mặt cơ bản:

 

anh-chup-man-hinh-2023-09-15-083756

Chứng minh nhân dân số:................ cấp ngày......./......./........tại ..................

Hộ khẩu thường trú: ..........................................

BÊN B: (Bên nhận góp vốn) 

Ông (Bà): ............................................

Sinh ngày: ............................................

Chứng minh nhân dân số:........................cấp ngày......./......./........tại ..............

 

anh-chup-man-hinh-2023-09-15-084502

Điều 4: THỜI HẠN GÓP VỐN VÀ HÌNH THỨC THANH TOÁN:

4.1. Thời hạn góp vốn là: ................................. kể từ ngày ký hợp đồng này. 

4.2. Hình thức thanh toán là: Tiền mặt.

Điều 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN A:

  • Bên A góp vốn đúng số tiền và thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng này.
  • Bên A hưởng lợi nhuận hoặc trả phần lỗ (trường hợp kinh doanh lỗ) theo thỏa thuận.
  • Được thông báo thông tin về hoạt động kinh doanh và có các quyền theo Điều lệ hoặc pháp luật có quy định.
  • Được hoàn trả vốn góp nếu Bên B không thanh toán lợi nhuận.

Điều 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B:

  • Yêu cầu Bên A góp vốn đúng số tiền và thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng này.
  • Thông báo cho Bên A về hoạt động của tổ chức mà Bên A góp vốn.
  • Nếu Bên A không góp đủ số vốn và đúng thời hạn thì xem như mất quyền lợi theo thỏa thuận của hợp đồng này và Bên B sẽ hoàn trả số vốn góp trong vòng 90 ngày, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
  • Được hưởng lợi nhuận theo phần vốn góp và trả phần lỗ (trường hợp kinh doanh thua lỗ) cho tổ chức.

Điều 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh mâu thuẫn, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì mỗi bên có quyền khởi kiện tại toà án có thẩm quyền. 

Điều 8: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG:

Hợp đồng này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản và có giá trị pháp lý như nhau. Các bên đã đọc và hiểu các điều khoản trên và thống nhất ký tên dưới đây.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

3. Chứng từ cần khi góp vốn bằng tiền mặt:

  •  Phiếu thu
  • Biên bản kiểm kê tiền mặt.
  • Biên bản góp vốn

4. Một số trường hợp pháp luật không cho phép góp vốn bằng tiền mặt:

Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

a) Thanh toán bằng Séc;

b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

5. Hợp đồng góp vốn phải công chứng không?

Pháp luật không bắt buộc hợp đồng góp vốn bằng tiền mặt phải công chứng, chứng thực. Tức là hợp đồng góp vốn có thể công chứng, chứng thực tùy thuộc vào nhu cầu của các bên.

6. Quy trình dịch vụ soạn thảo hợp đồng góp vốn bằng tiền mặt của ACC:

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về dịch vụ pháp lý danh nghiệp, vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành công việc với thời gian nhanh nhất và chính xác nhất cho quý khách.
  • ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng hoàn thành tốt cho quý khách.
  • ACC muốn hợp tác để được hỗ trợ quý khách hàng, với nhiều năm kinh nghiệm thì chúng tôi tối đa hóa các thủ tục và thời gian soạn thảo hợp đồng góp vốn bằng tiền mặt cho quý khách hàng.
  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải
  • Khách hàng vui lòng liên hệ hoặc để lại thông tin để ACC chúng tôi tư vấn thêm và báo giá cụ thể.

Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu.

Dưới đây là chi tiết và quy trình thực hiện công việc mà ACC sẽ đại diện doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

  1. Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể tùy theo tình trạng thực tế của bạn.
  2. Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ.
  3. ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ các hồ sơ doanh nghiệp cung cấp
  4. Nộp hồ sơ lên Cơ quan tiếp nhận và báo cáo tiến độ cho doanh nghiệp
  5. Bàn giao và thanh lý hợp đồng.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (513 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo