Soạn Thảo Hợp Đồng Góp Vốn Bằng Nhà Ở Cập Nhật 2024

Muốn góp vốn vào một doanh nghiệp mỗi cá nhân, tổ chức sẽ có thể lựa chọn nhiều hình thức góp vốn khác nhau và có thể lựa chọn các tài sản khác nhau để góp vốn như: tiền mặt, quyền sử dụng đất,… . Một trong số các hình thức góp vốn phổ biến hiện nay là góp vốn bằng nhà ở. Vậy nhà ở phải đáp ứng điều kiện gì thì mới được góp vốn? Một hợp đồng góp vốn bằng nhà ở cần có những nội dung nào? Cách thức trình bày một hợp đồng như thế nào là đúng? ACC sẽ giúp bạn  giải đáp các thắc mắc.

Soạn Thảo Hợp Đồng Góp Vốn Bằng Nhà Ở
Soạn Thảo Hợp Đồng Góp Vốn Bằng Nhà Ở

1. Thế nào gọi là góp vốn?

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

Cơ sở pháp lý: Khoản 13 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014.

2. Có thể góp vốn bằng tài sản gì?

Căn cứ Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 thì tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

  • Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền này thì mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

3. Nhà ở có thể dùng để góp vốn hay không?

Căn cứ các loại tài sản có thể góp vốn ở trên thì nhà ở cũng có thể dùng để góp vốn nhưng phải thỏa mãn các điều kiện nêu ở mục 4 dưới đây.

4. Nhà ở phải đáp ứng những điều kiện nào thì mới được dùng để góp vốn?

Căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật nhà ở 2014 thì nhà ở khi muốn thực hiện giao dịch phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

5. Một hợp đồng góp vốn bằng nhà ở cần có những nội dung gì?

Căn cứ Điều 121 Luật nhà ở 2014 thì hợp đồng góp vốn bằng nhà ở cần được lập thành văn bản và có những nội dung sau:

  • Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên tham gia góp vốn;
  • Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó;
  • Giá trị góp vốn;
  • Thời hạn góp vốn;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Cam kết của các bên;
  • Các thỏa thuận khác;
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  • Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
  • Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

6. Làm thế nào để soạn thảo một hợp đồng góp vốn bằng nhà ở một cách rõ ràng, đầy đủ, chi tiết nhất?

Không chỉ riêng với hợp đồng góp vốn bằng nhà ở mà bất cứ hợp đồng nào cũng phải đáp ứng được các yêu cầu về cách trình bày, nội dung rõ ràng để tránh các tranh chấp và mâu thuẫn sau này. Dựa vào các nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng góp vốn bằng nhà ở thì một hợp đồng thường sẽ có các mục sau: Bên góp vốn, Tài sản góp vốn, Giá trị góp vốn, Thời hạn góp vốn, Mục đích góp vốn, Quyền và nghĩa vụ của các bên, Cam kết của các bên, Các thỏa thuận khác. Cách viết các nội dung này được hướng dẫn như sau:

  • Mục “Bên góp vốn”: Bên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
    • Nếu là cá nhân thì cần ghi đầy đủ thông tin về nhân thân của người đó gồm: họ tên, năm sinh, số CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu kèm cơ quan cấp và ngày cấp, địa chỉ thường trú, địa chỉ liên hệ.
    • Nếu là công ty thì nêu rõ tên, địa chỉ công ty, mã số doanh nghiệp, người đại diện tham gia ký kết hợp đồng, năm sinh của người đại diện, số CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu kèm cơ quan cấp và ngày cấp cảu người địa diện.
  • Mục “Tài sản góp vốn”: Ghi rõ loại hình của nhà ở góp vốn: Nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà ở thương mại,…
  • Chủ sử dụng, chủ sử hữu nhà ở là ai
  • Thông tin và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
  • Địa chỉ nhà ở
  • Diện tích căn nhà
  • Nguồn gốc sử dụng …
  • Mục “Giá trị vốn góp”:  Ghi rõ giá trị căn nhà bằng số và bằng chữ
  • Mục “Thời hạn góp vốn”:  Ghi rõ thời hạn góp vốn là bao lâu (bằng chữ và bằng số).
  • Mục “Mục đích góp vốn”:  Nêu rõ mục đích góp vốn bằng nhà ở vào công ty.
  • Mục “Quyền và nghĩa vụ của các bên”: Viết và phân chia rõ ràng quyền và nghĩa vụ của bên góp vốn và bên nhận góp vốn, nên biên soạn một cách chặt chẽ và đúng pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên trong hợp đồng.
  • Mục “Cam kết của các bên”: Nêu rõ cam kết của các bên.
  • Hợp đồng cũng có thể có nhiều mục khác như các mục qui định thỏa thuận của các bên trong việc đăng ký hay nộp lệ phí; Phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng, Cách chia lợi nhuận …

7. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở có cần công chứng, chứng thực?

  • Ở đây, ta có hai trường hợp như sau:
  • Thứ nhất, nếu các bên trong giao dịch góp vốn là các cá nhân thì hợp đồng góp vốn này cần phải được công chứng; chứng thực (khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014).
  • Thứ hai, nếu các bên trong giao dịch góp vốn có một bên là tổ chức thì hợp đồng không cần phải công chứng, chứng thực (khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở).

8. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng góp vốn bằng nhà ở được thực hiện ở đâu?

  • Việc công chứng hợp đồng góp vốn bằng nhà ở sẽ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng.
  • Việc chứng thực hợp đồng góp vốn bằng nhà ở sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.
  1. Khi nào thì hợp đồng góp vốn bằng nhà ở có hiệu lực?

Do sự khác biệt giữa các bên trong giao dịch nên hiệu lực của hợp đồng cũng sẽ có hiệu lực vào các thời điểm khác nhau.

  • Trong trường hợp các bên trong giao dịch đều là các cá nhân với nhau thì thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
  • Trong trường hợp có một bên trong giao dịch là tổ chức thì thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm các bên ký kết hợp đồng.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 2 Điều 122 Luật nhà ở 2014.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (827 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo