Quyết Định 34/2022/QĐ-UBND Quy Định Thẩm Quyền Quản Lý Nhà Nước Về Chất Lượng Công Trình Xây Dựng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam

Quyết định 34/2022/QĐ-UBND Quảng Nam Quy định thẩm quyền quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến một số quy định liên quan đến Quyết định trên của Sở xây dựng Quảng Nam. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Quyết Định 34 2022 QĐ Ubnd Quy Định Thẩm Quyền Quản Lý Nhà Nước Về Chất Lượng Công Trình Xây Dựng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam

Quyết Định 34/2022/QĐ-UBND Quy Định Thẩm Quyền Quản Lý Nhà Nước Về Chất Lượng Công Trình Xây Dựng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam

1. THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1.1 Sở Xây dựng

1. Là cơ quan chủ trì tham mưu quản lý nhà nước về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

b) Hướng dẫn, tập huấn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng; hằng năm kiểm tra công tác quản lý nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện (01 lần/năm và đột xuất), báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả kiểm tra theo quy định;

c) Thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định;

d) Phối hợp với Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND tỉnh khác kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình được phân cấp quản lý tại khoản 1, Điều 4 Quy định này;

đ) Hướng dẫn việc đăng ký thông tin năng lực hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh trên trang thông tin điện tử do Sở quản lý;

e) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ (01 lần/năm), đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh;

g) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng, tình hình sự cố về xây dựng trên địa bàn tỉnh định kỳ hằng năm và đột xuất; báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình, an toàn thi công xây dựng công trình khi tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.

2. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành theo phân cấp trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 4, Điều 52 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng, dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật (trừ công trình đường dây điện chiếu sáng đi kết hợp hoặc đầu tư xây dựng đồng bộ với đường dây điện trung, hạ thế, trạm biến áp cấp điện được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh), dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị), dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; trừ các công trình tại điểm d, khoản 1 Điều 4 và khoản 1, Điều 5 Quy định này.

3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ, kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng, đánh giá an toàn công trình đối với công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý.

5. Tổ chức giám định xây dựng đối với công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý khi được Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu hoặc giao nhiệm vụ.

6. Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết sự cố công trình xây dựng theo quy định tại Điều 45, tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng theo quy định tại Điều 46, điều tra sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ đối với sự cố xảy ra tại công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý và sự cố cấp I xảy ra tại các công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo phân cấp tại khoản 1 Điều 5 Quy định này.

1.2 Cơ quan chuyên môn về xây dựng khác thuộc UBND tỉnh

1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành theo phân cấp trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ, cụ thể như sau:

a) Sở Giao thông vận tải đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; trừ các công trình tại khoản 2 Điều 3, điểm d khoản này và khoản 1 Điều 5 Quy định này.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; trừ các công trình tại điểm d khoản này và khoản 1 Điều 5 Quy định này.

c) Sở Công Thương đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp, công trình đường dây điện chiếu sáng đi kết hợp hoặc đầu tư xây dựng đồng bộ với đường dây điện trung, hạ thế, trạm biến áp cấp điện được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; trừ các công trình tại khoản 2 Điều 3, điểm d khoản này và khoản 1 Điều 5 Quy định này.

d) Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn do Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh quản lý; trừ các công trình do các Sở, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành trực thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện làm chủ đầu tư, công trình tại khoản 1 Điều 5 Quy định này.

2. Tham mưu quản lý nhà nước về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành do đơn vị quản lý quy định tại khoản 1 Điều này; xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định;

b) Phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn, tập huấn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành; hằng năm kiểm tra công tác quản lý nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành của Ủy ban nhân dân cấp huyện (01 lần/năm và đột xuất), báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả kiểm tra theo quy định;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ, kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các loại công trình xây dựng chuyên ngành do đơn vị quản lý; phối hợp kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng chuyên ngành thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý (theo phân cấp tại khoản 1 Điều 5 Quy định này) do đơn vị thẩm định.

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng, đánh giá an toàn công trình đối với công trình xây dựng chuyên ngành do đơn vị quản lý.

đ) Tổ chức giám định xây dựng đối với công trình xây dựng chuyên ngành do đơn vị quản lý khi được Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu hoặc giao nhiệm vụ;

e) Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết sự cố công trình xây dựng theo quy định tại Điều 45, tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng theo quy định tại Điều 46, điều tra sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ đối với sự cố xảy ra tại công trình xây dựng chuyên ngành do đơn vị quản lý và sự cố cấp I xảy ra tại các công trình xây dựng chuyên ngành (thuộc các ngành: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương) do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo phân cấp tại khoản 1 Điều 5 Quy định này.

g) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Xây dựng định kỳ hằng năm, đột xuất việc tuân thủ theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, tình hình chất lượng công trình xây dựng, tình hình sự cố về xây dựng; danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình, an toàn thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng chuyên ngành do đơn vị quản lý.

1.3 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Thực hiện công tác quản lý chất lượng xây dựng theo phân cấp đối với các công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng do cấp huyện, cấp xã quản lý, dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng do cấp tỉnh quản lý được giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện làm chủ đầu tư; công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn khác chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn; cụ thể như sau:

a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

b) Thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

c) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo sự cố công trình xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 44, sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ;

d) Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng, đánh giá an toàn công trình đối với công trình xây dựng được phân cấp quản lý.

đ) Chủ trì giải quyết sự cố và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố cấp II, cấp III theo quy định tại Điều 45 và Điều 46, điều tra sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ đối với công trình xây dựng được phân cấp quản lý;

e) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Xây dựng (đồng thời gửi cho các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành khác) theo định kỳ hằng năm, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, tình hình chất lượng công trình, tình hình sự cố công trình xây dựng trên địa bàn.

2. Phối hợp với Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND tỉnh kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu, kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng, đánh giá an toàn công trình đối với các công trình xây dựng trên địa bàn khi được yêu cầu.

3. Thường xuyên theo dõi quá trình triển khai thực hiện các công trình xây dựng trên địa bàn, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý đối với các vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

1.4 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Tiếp nhận thông tin, báo cáo ngay sự cố công trình xây dựng, sự cố về máy, thiết bị gây mất an toàn lao động trong tổ chức thi công xây dựng công trình cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các tổ chức có liên quan để kịp thời tổ chức giải quyết sự cố.

2. Trường hợp phát hiện công trình, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác sử dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo ngay cho chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình để xử lý kịp thời, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

3. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

1.5 Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình

1. Thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ và các văn bản liên quan.

2. Thường xuyên theo dõi, thực hiện đánh giá an toàn công trình, xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết thời hạn sử dụng, phá dỡ công trình xây dựng; báo cáo và xử lý sự cố công trình xây dựng, sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

3. Báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan chuyên môn về xây dựng theo định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định.

2. PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

2.1 Phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

1. Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp huyện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ đối với công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp tại khoản 1 Điều 5 Quy định này; báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất cho Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh để theo dõi, tổng hợp.

2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND tỉnh có liên quan kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình xây dựng chuyên ngành thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý do Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND tỉnh thẩm định.

2.2 Ủy quyền quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

1. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho các Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND tỉnh xem xét và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình, cho ý kiến về việc các công trình hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp, thực hiện các quy định tại điểm b khoản 3 Điều 38 và khoản 6 Điều 41 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 đối với công trình xây dựng chuyên ngành do đơn vị quản lý.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình, cho ý kiến về việc các công trình hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp, thực hiện các quy định tại điểm b khoản 3 Điều 38 và khoản 6 Điều 41 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 đối với công trình xây dựng được phân cấp quản lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi muốn mang đến quý bạn đọc về nội dung Quyết định 34/2022/QĐ-UBND về thẩm quyền quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Sở xây dựng Quảng Nam. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích đến bạn. Trân trọng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo