Chức Năng Của Sở Xây Dựng Là Gì? [2024]

Sở được thành lập là cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh. Bởi vậy mà Sở Xây dựng hoạt động trong tính chất quản lý, thực hiện các công việc chuyên môn trong xây dựng. Đây là cơ quan giúp việc, có chức năng tham mưu trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó, các chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của Sở xây dựng được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Nhờ đó mà nhà nước thống nhất quản lý, kiểm soát quyền hạn, nghĩa vụ của các Sở trên cả nước. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến quý bạn đọc về chức năng của Sở xây dựng. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chức Năng Của Sở Xây Dựng Là Gì [2023]

Chức Năng Của Sở Xây Dựng Là Gì? [2023]

1. Khái niệm, Chức năng của Sở Xây dựng:

Chức năng của Sở Xây dựng được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BXD-BNV. Trong đó cũng thể hiện khái niệm, hoạt động công việc ở những khía cạnh quản lý. Cụ thể là:

Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tính chất chuyên môn được thể hiện trong hoạt động của lĩnh vực xây dựng nói chung. Có thể là thể hiện độc lập các chức năng hoặc phối hợp với các đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ chung trong hoạt động của UBND cấp tỉnh.

*Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực:

– Quy hoạch xây dựng và kiến trúc;

– Hoạt động đầu tư xây dựng;

– Phát triển đô thị;

– Hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Bao gồm:

+ Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

+ Quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng;

+ Chiếu sáng đô thị;

+ Công viên, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ;

+ Kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm việc quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đô thị;

+ Quản lý xây dựng ngầm đô thị;

+ Quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị;

– Nhà ở;

– Công sở;

– Thị trường bất động sản;

– Vật liệu xây dựng;

– Về các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;

– Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, Ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.

*Riêng quy định đối với Sở Xây dựng thuộc Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:

Không thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc. Trong khi các chức năng khác vẫn được đảm bảo thực hiện.

Có thể thấy Sở xây dựng đảm nhận tất cả các công việc liên quan, đặc thù của lĩnh vực xây dựng. Có các định hướng ban đầu, triển khai, giám sát và điều chỉnh quy hoạch trên thực tế. Do đó mà các kế hoạch có tính chất xây dựng sẽ thuộc vào chức năng của Sở này.

2. Các thuật ngữ tiếng Anh:

Sở xây dựng tiếng Anh là Department of Construction.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở xây dựng:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BXD-BNV. Theo đó, các công việc tiếp nhận đều là công việc thuộc lĩnh vực mà UBND cấp tỉnh cần triển khai thực hiện. Cụ thể là:

3.1. Giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

* Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (khoản 1):

– Dự thảo các quyết định, chỉ thị, các văn bản quy định việc phân công, phân cấp và Ủy quyền trong các lĩnh vực quản lý. Sở nắm rõ thực tế tình hình, có hướng điều chỉnh trong nghiên cứu chuyên môn. Vì thế mà việc lập dự thảo đảm bảo chất lượng, chuyên môn và đúng đối tượng có năng lực. 

– Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, các chương trình, dự án trong ngành, lĩnh vực được giao. Để có định hướng vi mô, định hướng cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện. Nhằm phát huy vai trò, giá trị của cơ quan đảm nhận chuyên môn về xây dựng. 

– Dự thảo chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh. Để triển khai trên thực tế các công việc trong chức năng được phân công. Phải đảm bảo phù hp với mục tiêu và nội dung chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Để mang đến đồng bộ, đóng góp và triển khai kế hoạch tổng thể ở địa phương. 

– Dự thảo các văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với từng đơn vị. Các dự thảo được đưa ra sau khi đã bàn bạc, phối hợp, thống nhất với các Sở quản lý ngành, lĩnh vực liên quan. Bao gồm các chức danh:

+ Cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị trực thuộc Sở;

+ Cấp trưởng, cấp phó của Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

*Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (khoản 2):

– Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Liên quan trực tiếp đến chuyên môn, chức năng lĩnh vực xây dựng của cơ quan giúp việc. 

– Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc Sở. Để hướng đến tổ chức bộ máy hiệu quả, chất lượng, đáp ứng mục đích công việc cao hơn. 

3.2. Thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực cụ thể:

– Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đối với:

+ Các văn bản quy phạm pháp luật. 

+ Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy hoạch phát triển, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;

– Ttuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở. Giúp người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nắm được cùng thực hiện. 

Thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực sau:

Ở các lĩnh vực, các chức năng, nhóm công việc lại được quy định cụ thể. Để đảm bảo phân chia, xác định các yêu cầu trong công việc. Đồng thời là thực hiện tốt tất cả các yêu cầu công việc trực tiếp quản lý, có nhiệm vụ và quyền hạn được trao.

– Về hoạt động đầu tư xây dựng:

– Về phát triển đô thị:

– Về hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao

– Về nhà ở:

– Về công sở:

– Về thị trường bất động sản:

– Về vật liệu xây dựng:

3.3. Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể khác:

– Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý của Sở. Phải cung cấp tốt nhất các nhu cầu, tính chất quản lý và kiểm soát trong công việc của nhà nước. Đồng thời để người dân được tiếp cận, thực hiện các dịch vụ công. 

– Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là đảm bảo quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, phát triển của xây dựng. 

– Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý. Để mở rộng, tiếp cận với các khả năng cũng như nhu cầu quy hoạch, phát triển trên địa bàn tỉnh. Phải đảm bảo cân đối với nhu cầu, lợi ích và tính thiết thực trong tác động và phát triển kinh tế, xã hội. 

– Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước.

– Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở đối với các Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Giúp các cơ quan cấp dưới thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Từ đó mới đảm bảo hiệu quả trong hoạt động của Bộ máy ở cấp Tỉnh. 

– Thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Có biện pháp và cách thức xử lý hiệu quả, căn cứ trên vi phạm cũng như các quy định biện pháp xử lý. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

– Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao. Đảm bảo quản lý, giám sát, nhanh chóng hoàn thành các nhiệm vụ tốt nhất. 

– Quy đnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Đây là việc xây dựng, tổ chức quản lý và triển khai các đơn vị. Để đảm bảo các vai trò và nhiệm vụ công việc trên thực tế. Đồng thời giúp kiểm soát sự phân công, phối hợp giữa các đơn vị đó. 

* Các công tác quản lý:

– Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, viên chức,… trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đó mang đến bộ máy vận hành tốt, đảm bảo cả về chất lượng, số lượng. Thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Để viên chức, người lao động được nhận lợi ích, quyền lợi chính đáng. 

– Quản lý tài chính, tài sản được giao. Phải sử dụng, khai thác tốt các công dụng trong mục đích và lợi ích chung. Đảm bảo chất lượng cũng như bảo quản, bảo trì tài sản. 

– Quản lý, chỉ đạo hoạt động và việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật. Phân công giúp xác định trách nhiệm và đảm bảo hiệu quả hoạt động. Từ đó cũng đóng góp vào công việc chung của Sở. 

 

 

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công hoặc theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung về chức năng, nhiệm vụ của Sở xây dựng mà chúng tôi muốn mang đến quý bạn đọc để tìm hiểu và tham khảo thêm. Hy vọng bài viết trên mang lại nhiều thông tin bổ ích. Trân trọng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo