Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (2024)

Đối với không ít cá nhân, tổ chức mà cụ thể hơn là các doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ về phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Thậm chí, một số đối tượng còn lần đầu tiên biết đến thuật ngữ này. Vậy Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (2023) dưới đây!

Cách ghi mẫu phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm - LAVN

1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm là gì?

Có khá nhiều cách gọi về phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm như: phiếu công bố mỹ phẩm, số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm… Nhưng dù gọi theo cách nào thì chúng vẫn có ý nghĩa chứng nhận mỹ phẩm đã được tổ chức, cá nhân sản xuất/nhập khẩu khai báo với cơ quan nhà nước về việc lưu thông trên thị trường.

Phiếu công bố mỹ phẩm không có giá trị chứng nhận tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm. Trước khi cấp phiếu, cơ quan nhà nước chỉ thẩm định về mặt hình thức, hồ sơ, tên gọi nhãn hàng, công dụng của mỹ phẩm, thành phần và các thông tin nhà sản xuất, nhà phân phối sản phẩm. Tuy vậy, cơ quan nhà nước có quyền kiểm tra chất lượng mỹ phẩm sau khi đã cấp phiếu công bố. Trường hợp sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ con người có thể bị xử phạt và yêu cầu tiêu hủy sản phẩm.

2. Vì sao phải công bố mỹ phẩm?

Theo thông tư 06/2011/TT-BYT quy định việc quản lý các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước, mỹ phẩm nhập khẩu để lưu thông trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: công bố sản phẩm mỹ phẩm; hồ sơ thông tin sản phẩm; yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm; ghi nhãn mỹ phẩm; quảng cáo mỹ phẩm; xuất khẩu, nhập khẩu mỹ phẩm; lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, nhập khẩu mỹ phẩm và quyền của người tiêu dùng.

Vì thế, tất cả các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ đều cần phải thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, việc công bố mỹ phẩm còn hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất. Giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi sản phẩm những sản phẩm đã được công bố cũng như giúp cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát được thị trường, hạn chế được các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

3. Thủ tục Cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước

Yêu cầu:

– Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam.
– Việc công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (mục đích sử dụng của sản phẩm) phải đáp ứng hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm.
– Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm do Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất cấp.

Thành phần hồ sơ:

Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;

Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất).

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trước khi sản xuất, Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm về Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất (Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước).
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố mỹ phẩm, Sở Y tế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu báo thu nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm:

a) Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và phí công bố theo quy định, Sở Y tế có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
b) Trường hợp hồ sơ công bố chưa đáp ứng theo quy định thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Y tế thông báo bằng văn bản điện tử cho tổ chức, cá nhân công bố biết các nội dung chưa đáp ứng để sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nêu cụ thể các nội dung chưa đáp ứng).

Hồ sơ bổ sung của đơn vị gồm:
– Văn bản giải trình về việc sửa đổi, bổ sung của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố;
– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và/hoặc các tài liệu khác được sửa đổi, bổ sung;

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung đáp ứng theo quy định, Sở Y tế có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng theo quy

định thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Sở Y tế thông báo bằng văn bản điện tử không đồng ý cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho sản phẩm này.
c) Trong thời gian 03 tháng kể từ ngày ban hành văn bản thông báo theo quy định tại điểm b nêu trên, nếu Sở Y tế không nhận được hồ sơ bổ sung của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố thì hồ sơ công bố không còn giá trị. Trong trường hợp này, nếu tổ chức, cá nhân muốn tiếp tục công bố thì phải nộp hồ sơ mới và nộp phí/lệ phí mới theo quy định.

Thời hạn giải quyết:

– 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ

và phí công bố theo quy định (đối với trường hợp cấp số tiếp nhận);
– 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố và phí công bố theo quy định (đối với trường hợp chưa cấp số tiếp nhận).

Trên đây là các thông tin về Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (2023) mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo