Tố cáo là một quyền hiến định của công dân, được quy định tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013, theo đó mọi người có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm ngăn chặn việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Để đảm bảo thực hiện quyền tố cáo của công dân, giải quyết tố cáo một cách nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật, cần thiết phải có sự theo dõi việc giải quyết tố cáo từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Các cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo sử dụng sổ theo dõi đơn thư khiếu nại tố cáo với chức năng trên. Vậy mẫu sổ theo dõi đơn tố cáo là gì? Mẫu sổ theo dõi đơn thư khiếu nại tố cáo gồm những nội dung gì? Quy định của pháp luật hiện hành như thế nào về mẫu sổ theo dõi đơn thư khiếu nại tố cáo? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho Khách hàng.
1. Tố cáo là gì, quyền của người tố cáo
Theo Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018, tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định tại Luật Tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cá nhân có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể.
Theo Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018, nguời tố cáo có quyền thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo. Như vậy, Luật Tố cáo đã quy định cá nhân có quyền nộp đơn tố cáo để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Mẫu sổ theo dõi đơn thư khiếu nại tố cáo
Mẫu sổ theo dõi đơn thư khiếu nại tố cáo là mẫu sổ dùng để ghi chép các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thời gian, theo vụ việc hoặc theo các tiêu chí cụ thể khác để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thuận tiện trong việc theo dõi, đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Theo Thông tư số 12/2012/TT-BTP quy định về ban hành một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại của Bộ Tư pháp (Thông tư số 12/2012/TT-BTP), mẫu sổ theo dõi đơn thư khiếu nại tố cáo thực hiện theo Mẫu số 28/TP-TTTM về Sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BTP.
Mẫu số 28/TP-TTTM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/TT-BTP)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
3. Nguyên tắc ghi biểu mẫu sổ, cách thức sử dụng các loại biểu mẫu, lưu trữ các báo cáo, hồ sơ, sổ sách
Theo Điều 6 Thông tư số 12/2012/TT-BTP quy định nguyên tắc ghi biểu mẫu sổ, cách thức sử dụng các loại biểu mẫu, lưu trữ các báo cáo, hồ sơ, sổ sách, trong đó có mẫu sổ theo dõi đơn thư khiếu nại tố cáo được thực hiện như sau:
- Việc sử dụng các loại biểu mẫu quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2012/TT-BTP phải đảm bảo đúng quy cách, phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác nội dung yêu cầu trong biểu mẫu, nghiêm cấm thay đổi nội dung và hình thức của các loại biểu mẫu.
- Các loại sổ được mở theo từng năm, trong trường hợp các loại sổ được làm trên máy vi tính thì hàng tháng phải in ra, có đóng dấu của Tổ chức trọng tài từng trang. Cuối sổ có ký tên, đóng dấu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức trọng tài.
- Nội dung ghi phải chính xác; chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa; viết cùng một loại mực. Nội dung cần ghi có thể được thực hiện qua máy vi tính.
- Sổ phải viết liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống, phải đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối số.
- Số phải được ghi liên tục từ số 01 đến hết năm; trong trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác, thì phải lấy tiếp số thứ tự cuối cùng của sổ trước, không được ghi từ số 01.
- Việc lưu trữ các báo cáo, hồ sơ, sổ sách được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
4. Chế độ báo cáo sổ theo dõi đơn tố cáo
Theo Điều 7 Thông tư 12/2012/TT-BTP quy định về chế độ báo cáo mẫu sổ theo dõi đơn thư khiếu nại tố cáo được thực hiện như sau:
- Định kỳ hàng năm, Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thực hiện việc báo cáo về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu số 20/TP-TTTM, mẫu số 21/TP-TTTM ban hành kèm theo Thông tư 12/2012/TT-BTP. Thời hạn gửi báo cáo trước ngày 10/10 hàng năm. Báo cáo năm được tính từ ngày 01/10 của năm trước đến ngày 30/9 của năm sau.
- Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp báo cáo và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại tại địa phương theo mẫu số 22/TP-TTTM ban hành kèm theo Thông tư 12/2012/TT-BTP. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ trước ngày 15/10 hàng năm. Báo cáo năm được tính từ ngày 01/10 của năm trước đến ngày 30/9 của năm sau.
- Ngoài báo cáo định kỳ, trong trường hợp đột xuất, Sở Tư pháp báo cáo về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại tại địa phương theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Tư pháp.
Tố cáo là hành vi góp phần loại bỏ sự xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và đơn tố cáo hợp pháp đều phải được giải quyết. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sử dụng mẫu sổ theo dõi đơn thư khiếu nại tố cáo để quản lý, theo dõi vụ việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo một cách hiệu quả.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về mẫu sổ theo dõi đơn thư khiếu nại tố cáo. Trong quá trình thực hiện quyền tố cáo của mình, Khách hàng nếu có thắc mắc hoặc gặp khó khăn và cần sự trợ giúp từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, xin liên hệ với Văn phòng Luật sư ACC để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!
Nội dung bài viết:
Bình luận