Văn bản là hình thức thể hiện nội dung mà các chủ thể muốn viết ra nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau. Hiện nay có nhiều cá nhân, tổ chức vẫn đang nhầm lẫn giữa các văn bản luật và văn bản dưới luật, dẫn đến việc áp dụng không chính xác. Vậy, cách phân biệt hai loại văn bản này là gì? Để hiểu rõ vấn đề này mời quý khách theo dõi bài viết của chúng tôi về so sánh văn bản luật và văn bản dưới luật.
So sánh văn bản luật và văn bản dưới luật
1. Văn bản dưới luật là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật có lẽ không còn là khái niệm xa với đối với tất cả những cá nhân, tổ chức đang hành nghề và học chuyên ngành luật. Nó là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định, trong đó bao gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo ý chí của nhà nước, được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
Văn bản dưới luật là một trong hai loại của văn bản quy phạm pháp luật, đây là văn bản mà nội dung là quy phạm pháp luật, do các cơ quan nhà nước ở trung ương, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương ban hành.
Văn bản dưới luật được ban hành để cụ thể hóa một nội dung được các văn bản luật quy định. Văn bản dưới luật được ban hành có thể cụ thể hóa, quy định chi tiết cho các văn bản luật, tuy nhiên không được trái với quy định của hiến pháp và các văn bản luật.
Hiện nay, văn bản dưới luật bao gồm: Pháp lệnh, Nghị quyết, Sắc lệnh, Nghị đinh, Quyết định, Thông tư.
2. Văn bản Luật là gì?
Văn bản luật là tên gọi chung các văn bản mà nội dung là quy phạm pháp luật được Quốc hội biểu quyết theo trình tự do pháp luật quy định, gồm hiến pháp, các đạo luật, các bộ luật và nghị quyết của Quốc hội.
Ở Việt Nam, pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về những vấn đề được Quốc hội giao có giá trị như luật nên có thể xếp vào văn bản luật (Văn bản quy phạm pháp luật).
3. Sự giống nhau giữa văn bản luật và văn bản dưới luật
- Văn bản luật và văn bản dưới luật đều là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định. Quy định những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp.
- Đều là văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Sự khác nhau giữa văn bản luật và văn bản dưới luật
Văn bản luật (Luật) | Văn bản dưới luật | |
Thẩm quyền ban hành | Văn bản luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nươc ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định gồm hiến pháp, luật và bộ luật | Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định bao gồm: pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, lệnh, quyết định, thông tư |
Hiệu lực pháp lý | Có hiệu lực pháp lý cao nhất. | Có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản luật. |
5. Dịch vụ tại Luật ACC
Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!
Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.
Trên đây là một số chia sẻ về so sánh văn bản luật và văn bản dưới luật. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận