So sánh quyền sở hữu và quyền chiếm hữu chi tiết nhất

Hiện nay, những vấn đề liên quan đến chiếm hữu rất được mọi người quan tâm và chú trọng. Pháp luật cũng đã đặt ra những quy định liên quan đến vấn đề này. Vậy, so sánh sở hữu và chiếm hữu là như thế nào? Hã cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về so sánh sở hữu và chiếm hữu.

Chiem Huu Tai San La Gi Quy Dinh Ve Quyen Chiem Huu Trong Bo Luat Dan Su

So sánh sở hữu và chiếm hữu

1. Chiếm hữu là gì?

Trước khi tìm hiểu về so sánh sở hữu và chiếm hữu, chủ thể cần biết được khái quát về chiếm hữu.

Chiếm hữu là nắm giữ, quản lí tài sản.

Chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu. Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản, nếu được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định thuộc quyền của chủ sở hữu.

Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Đây là lần đầu tiên tron Bộ luật Dân sự, các nhà làm luật quy định về khái niệm chiếm hữu.

Chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản bao gồm chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền, người có quyền chiếm hữu tài sản trên cơ sở một giao dịch dân sự hợp pháp, người được nhà nước giao quyền chiếm hữu thông qua một quyết định có hiệu lực hoặc qua một bản án có hiệu lực pháp luật, người chiếm hữu không theo ý chí của chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền.

Các chủ thể nắm giữ và chi phối tài sản tức là trực tiếp quản lý, tác động vào tài sản theo ý chí của mình nhằm duy trì tình trạng tài sản theo ý chí của mình nhằm duy trì tình trạng tài sản theo ý chí của mình. Chủ thể có thể bằng hành vi của mình thực hiện việc chiếm hữu goi là chiếm hữu trực tiếp. Chủ thể thực hiện việc chiếm hữu thông qua hành vi của người khác gọi là chiếm hữu gián tiếp. Trường hợp này người chiếm hữu giao tài sản của mình cho người khác kiểm soát, vì vậy người kiểm soát tài sản phải thực hiện các hành vi mà người chiếm hữu cho phép.

Chiếm hữu của các chủ thể không phải là chủ sở hữu được quy định từ điều 228 đến điều 233 và điều 236 là căn cứ để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.

Người chiếm hữu tài sản được pháp luật bảo vệ quyền năng của mình và nếu như việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

2. Sở hữu là gì?

So sánh sở hữu và chiếm hữu được giải đáp thông qua việc tìm hiểu khái niệm sở hữu, cụ thể:

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì quyền sở hữu là những quyền dân dự đối với tài sản, cụ thể Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận như sau:

"Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật".

Ba quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt hợp thành nội dung của quyền sở hữu quy định trong pháp luật dân sự.

Ý nghĩa trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng pháp luật dân sự ở Việt Nam: Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập , thực hiện trong trường hợp bộ luật dân sự, luật khác có liên quan đến quyết định, quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao trừ trường hợp bộ luật dân sự, luật khác có liên quan khác, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không để trái với quy định của pháp luật.

3. Phân biệt sở hữu và chiếm hữu

So sánh sở hữu và chiếm hữu như sau:

Cụ thể, theo quy định pháp luật thì quyền chiếm hữu thuộc phạm vi quyền sở hữu. Theo đó, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Trên cơ sở khái niệm chiếm hữu được quy định là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản ( khoản 1) và chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu tại khoản 2 , chiếm hữu được hiểu là các nội dung sau:

Chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản theo như quy định của Bộ luật này thì bao gồm:

“2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này”.

Các chủ thể nắm giữ và chi phối tài sản được xác định là chủ thể trực tiếp quản lý, tác động vào tài sản theo ý chí của mình nhằm duy trì tình trạng tài sản theo ý chí của mình nhằm duy trì tình trạng tài sản theo ý chí của mình. Trong đó thì chiếm hữu trực tiếp được xác định là hành vi được thực hiện bằng hành vi của chính củ thể trong quá trình chiếm hữu, chiếm hữu gián tiếp xuất hiện chỉ khi chủ hành vi chiếm hữu được thực hiện thông qua hành vi của người khác của chủ thể có ý định thực hiện chiếm hữu. Trường hợp này người chiếm hữu giao tài sản của mình cho người khác kiểm soát, vì vậy người kiểm soát tài sản phải thực hiện các hành vi mà người chiếm hữu cho phép.

Chiếm hữu của các chủ thể không phải là chủ sở hữu được quy định từ điều 228 đến điều 233 và điều 236 là căn cứ để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Như vậy, các trường hợp chiếm hữu khác của các chủ thể không phải là chủ sở hữu mà không thuộc Điều luật này sẽ không được pháp luật bảo hộ.

Những vấn đề có liên quan đến so sánh sở hữu và chiếm hữu và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về so sánh sở hữu và chiếm hữu sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến so sánh sở hữu và chiếm hữu cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo