Hiện nay vẫn nhiều người vẫn hay thường lầm tưởng rằng bí mật kinh doanh là sáng chế, tuy nhiên chúng hoàn toàn khác nhau và có cơ chế bảo hộ riêng biệt. Để tìm hiểu vấn đề so sánh sáng chế và bí mật kinh doanh gồm những gì?
Sáng chế và bí mật kinh doanh là gì?
1. Sáng chế và bí mật kinh doanh là gì?
Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. (khoản 12 Điều 4 Luật SHTT).
Bí mật kinh doanh: là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. (khoản 23 Điều 4 Luật SHTT).
2. Điều kiện bảo hộ
Theo Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế như sau: Có tính mới (tính mới áp dụng trên phạm vi toàn cầu); Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng sản xuất công nghiệp, hàng loạt.
Căn cứ theo Điều 84 Luật SHTT, bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện sau: Không phải là hiểu biết thông thường; Không dễ dàng có được; Khi sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; Được bảo mật để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
3. Căn cứ xác lập quyền
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Không phải đăng ký (Điểm c Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT)
Thủ tục đăng ký bảo hộ
4. Thủ tục đăng ký bảo hộ
Sáng chế:
Quy trình đăng ký: phức tạp theo các quy định của Luật sở hữu trí tuệ
Thời gian đăng ký: là cả một quá trình chuẩn bị và xử lý lâu dài
Bí mật kinh doanh:
Quy trình đăng ký: Đơn giản, không cần phải đăng ký cũng được.
5. Chi phí bảo hộ
Đối với sáng chế việc đăng ký phải mất chi phí đăng ký và duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhưng không phải mất chi phí bảo mật thông tin.
Đối với bí mật kinh doanh, việc đăng ký không mất chi phí đăng ký nhưng phải mất chi phí bảo mật thông tin.
6. Thời hạn bảo hộ
Sáng chế thời hạn tối đa 20 năm kể từ ngày nộp đơn (Khoản 2 Điều 93 LSHTT)
Bí mật kinh doanh Luật Sở hữu trí tuệ không quy định thời hạn bảo hộ, tuy nhiên sẽ chấm dứt bảo hộ khi không còn đáp ứng điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh (Điều 84 LSHTT)
7. Các câu hỏi thường gặp
Cơ chế bảo hộ của sáng chế và bí mật kinh doanh khác nhau như thế nào?
Sáng chế: cần đăng ký và được cấp Văn bằng bảo hộ.
Bí mật kinh doanh: tự động được bảo hộ khi đáp ứng các tiêu chí.
Phạm vi bảo hộ của sáng chế và bí mật kinh doanh khác nhau như thế nào?
Sáng chế: giới hạn bởi nội dung trong Văn bằng.
Bí mật kinh doanh: rộng hơn, bao gồm cả thông tin kỹ thuật, tài chính, chiến lược kinh doanh,...
Thời hạn bảo hộ của sáng chế và bí mật kinh doanh khác nhau như thế nào?
Sáng chế: 20 năm.
Bí mật kinh doanh: vĩnh viễn.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về so sánh sáng chế và bí mật kinh doanh. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận