1. Giống nhau
- Đều là các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp (theo Luật Doanh nghiệp 2014), hình thức tập trung kinh tế (Theo Luật Cạnh tranh 2018)
- Đều áp dụng cho các pháp nhân;
- Có sự chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp.
2. Khác nhau
Tiêu chí | Hợp nhất doanh nghiệp | Sáp nhập doanh nghiệp |
Khái niệm | Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. | Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. |
Các chủ thể liên quan | Công ty bị hợp nhất
Công ty được hợp nhất |
Công ty bị sáp nhập
Công ty nhận sáp nhập |
Hình thức | Các công ty mang tài sản, quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp của mình góp chung lại thành lập 1 doanh nghiệp mới | Các Công ty bị sáp nhập mang toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình chuyển sang cho doanh nghiệp nhận sáp nhập. |
Hậu quả pháp lý | Tạo ra một doanh nghiệp mới (doanh nghiệp được hợp nhất) | Giữ nguyên sự tồn tại của doanh nghiệp nhận sáp nhập. |
Trách nhiệm pháp lý | Công ty hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các doanh nghiệp bị hợp nhất. | Các công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang cho doanh nghiệp nhận sáp nhập |
Quyền quyết định | Các doanh nghiệp tham gia hợp nhất cùng có quyền quyết định trong Hội đồng quản trị doanh nghiệp được hợp nhất tùy vào số vốn đóng góp của mỗi bên | Chỉ doanh nghiệp nhận sáp nhập được quyền quyết định, điều hành và quản lý. |
Thủ tục | Tiến hành đăng ký doanh nghiệp mới. | Tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. |
>> Xem thêm:
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp theo quy định (cập nhật 2021)
Nội dung bài viết:
Bình luận