So sánh Hợp đồng và Điều ước quốc tế

Hiện nay, vấn đề tham gia vào các tổ chức quốc tế và ký kết các điều ước quốc tế là một trong những nội dung quan trọng để Việt Nam từng bước hội nhập với thế giới. Và sự giống và khác nhau giữa hợp đồng và điều ước quốc tế là như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

So Sánh Hợp đồng Và Điều ước Quốc Tế

 

So sánh Hợp đồng và Điều ước quốc tế

1. Khái niệm điều ước quốc tế

Vấn đề pháp điển luật điều ước quốc tế được thảo luận khá sớm, song chỉ trong khuôn khổ Liên hợp quốc tới năm 1969 mới soạn thảo và thông qua được Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế và mãi đến năm 1980 Công ước này mới có hiệu lực. Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế đã pháp điển hóa và phát triển hàng loạt các quy phạm vốn là tập quán quốc tế trong lĩnh vực điều ước quốc tế. Điều 1 của Công ước quy định rõ: “Điều ước là từ dùng để chỉ một thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.

Mặc dù đã được định nghĩa như vậy, nhưng cách hiểu và giải thích về nó cũng như áp dụng trên thực tế hầu như chưa có sự thống nhất trong các quốc gia thành viên, kể cả các quốc gia chưa phải là thành viên của Công ước. Cách hiểu của Việt Nam về khái niệm điều ước quốc tế cũng không hoàn toàn nhất quán. Theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết được hiểu là “thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi như hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công hàm trao đổi và danh nghĩa ký kết”. Việc thực hiện các điều ước quốc tế theo Pháp lệnh này phải thực hiện thông qua quá trình chuyển đổi nó thành quy định pháp luật trong nước. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 có định nghĩa: "Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”. Luật kế thừa và phát triển các quy định về thực hiện điều ước quốc tế trước đây và còn cho phép áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế để thực thi nó, không cần sự chuyển đổi nào.

2. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 “là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Đó là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng.

Tại Việt Nam, kể từ khi mở cửa xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, “việc mua bán hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng”. Do đó, hợp đồng là chế định trung tâm của đời sống dân sự và được quy định trong các đạo luật có giá trị pháp lý đặc biệt quan trọng tại mỗi quốc gia và đó chính là BLDS. Tuy nhiên, không chỉ lĩnh vực dân sự, hợp đồng còn tồn tại trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau và cụ thể là lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Còn trong chế định hợp đồng, hợp đồng vô hiệu là một bộ phận và là nội dung rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy, không chỉ trong các quy định hiện nay, hợp đồng vô hiệu đã từng được các văn bản pháp luật trước khi thống nhất đất nước tại Việt Nam quy định rất chi tiết, chặt chẽ, rõ ràng. Tuy nhiên, trước hết cần nắm rõ các định nghĩa của hợp đồng, để từ đó, có thể nhận biết sâu sắc về hợp đồng vô hiệu.

Trước khi tiếp cận khái niệm hợp đồng có lẽ cần có sự nhận thức chính xác về giao dịch dân sự. Về bản chất, “giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý đa dạng được thực hiện bởi ý chí của con người nhằm thu được một kết quả nhất định”. Do đó, giao dịch dân sự chính là hành vi của con người. Tuy nhiên, để có cơ sở chứng minh hay xác lập mối quan hệ giữa các bên khi họ tham gia vào các quan hệ dân sự đó thì người ta thường xác lập thông qua hợp đồng. Tại Việt Nam, kể từ khi thực dân Pháp du nhập hệ thống pháp luật của quốc gia này vào Việt Nam. Chế định hợp đồng đã xuất hiện. Nghiên cứu cho thấy, Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 từng quy định theo hướng: “Khế ước là một hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để tặng cho, để làm hay không làm cái gì”. Đây chính là tinh thần của hợp đồng để pháp luật có các điều chỉnh về các nội dung liên quan của hợp đồng.

3. So sánh Hợp đồng và Điều ước quốc tế

Tiêu chí Điều ước quốc tế Hợp đồng
Khái niệm Điều ước là từ dùng để chỉ một thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
Cơ sở pháp lý Các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Bộ luật dân sự năm 2015
Chủ thể Quốc gia, tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của Luật quốc tế. Cá nhân hoặc pháp nhân có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
Hình thức Điều ước quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản. Trước đây, trong quan hệ quốc tế có sự xuất hiện của một số điều ước quân tử (bất thành văn), tuy nhiên các điều ước loại này hiện nay hầu như không còn tồn tại trong quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế. Về mặt hình thức của giao dịch dân sự, thì giao dịch dân sự có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc bằng những hành vi cụ thể.

 

Trên đây là một số thông tin về nội dung so sánh Hợp đồng với Điều ước quốc tế. Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến các vấn đề trên, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo