Cầm cố, thế chấp và bảo lãnh là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự [BLDS] 2015. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ba biện pháp này, Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết về Phân biệt cầm cố, thế chấp và bảo lãnh [Cập nhật 2023].
1. Khái niệm
Cầm cố | Thế chấp | Bảo lãnh |
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
CSPL: Điều 309 BLDS 2015 |
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
CSPL: Điều 317 BLDS 2015 |
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
CSPL: Điều 335 BLDS 2015. |
2. Chủ thể
Cầm cố | Thế chấp | Bảo lãnh |
Bên cầm cố, bên nhận cầm cố. | Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, người thứ ba giữ tài sản thế chấp (nếu có). | Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh. |
3. Bản chất
Cầm cố | Thế chấp | Bảo lãnh |
Có sự chuyển giao tài sản.
CSPL: Điều 309 BLDS 2015 |
Không có sự chuyển giao tài sản.
CSPL: Điều 317 BLDS 2015 |
Về thực tế khi bảo lãnh, người bảo lãnh thực hiện thêm biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Do vậy, bản chất của bảo lãnh cũng chính là cầm cố, thế chấp.
CSPL: Khoản 3 Điều 336 BLDS 2015 |
4. Hình thức
Cầm cố | Thế chấp | Bảo lãnh |
Phải được lập thành văn bản. | Phải được lập thành văn bản. | Phải được lập thành văn bản. |
5. Đối tượng
Cầm cố | Thế chấp | Bảo lãnh |
Thường là động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu,... | Bất động sản, động sản, quyền tài sản. | Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo lãnh. |
6. Hiệu lực
Cầm cố | Thế chấp | Bảo lãnh |
Có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
CSPL: Điều 310 BLDS 2015 |
Có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
CSPL: Điều 319 BLDS 2015 |
Có hiệu lực từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh hoặc sau ngày phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan.
CSPL: Điều 19 Thông tư 07/2015/TT-NHNN |
Trên đây là toàn bộ nội dung do Luật ACC về Phân biệt cầm cố, thế chấp và bảo lãnh [Cập nhật 2022]. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận