Tìm hiểu quy định về sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý 2023

Ở một quốc gia có nhiều lợi thế về các mặt hàng nông sản nhưng lại chưa có được nhiều phương thức chế biến đa dạng như Việt Nam, chỉ dẫn địa lý đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để giúp nâng cao giá trị cho nông sản trên thị trường quốc tế. Vậy sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý là gì? Quy định pháp luật về vấn đề này thế nào? Cùng công ty Luật ACC tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Chỉ dẫn địa lý là gì?

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ thuộc nhóm quyền sở hữu công nghiệp. Theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 giải thích: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”

Như vậy, về bản chất thì sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để phân biệt các sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Ví dụ có một số sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ và đăng bạ trên cổng thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ như: Nước mắm Phú Quốc, bưởi Đoan Hùng, chuối ngự Đại Hoàng, mắm tôm Hải Lộc, nón lá của Huế,…

2. Quyền sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý được xác lập như thế nào?

Theo đoạn 3 khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:

“Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”

Theo đó, để được bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ. Khi đó, chỉ dẫn địa lý mới được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa rất quan trọng, giúp xác định nguồn gốc sản phẩm và tạo thương hiệu trên thị trường; bảo vệ quyền lợi của mình khi có hành vi vi phạm hay tranh chấp xảy ra. 

3. Điều kiện để bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Để được bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý thì chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019:

“Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.”

Điều kiện đầu tiên cần đáp ứng khi bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý là sản phẩm mang chỉ dẫn đó phải có nguồn gốc xuất xứ từ chính khu vực đang được chỉ dẫn. Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc chỉ dẫn cho người tiêu dùng rằng đây là sản phẩm có nguồn gốc từ Phú Quốc. Chúng ta không thể đang chỉ dẫn là nước mắm Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm có nguồn gốc từ tỉnh khác như Nghệ An hay Kiên Giang được.

Điều kiện thứ hai là sản phẩm đó phải có danh tiếng, nghĩa là danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó. 

Còn chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp. 

Một vấn đề cần quan tâm khi bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý là điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn mình đang muốn đăng ký bảo hộ.

+ Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

+ Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.

+ Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.

+ Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.

4. Bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trong thời gian bao lâu?

Bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn và thời gian bắt đầu có hiệu lực của văn bằng bảo hộ là từ ngày cấp văn bằng theo quy định tại khoản 7 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019.

5. Ai có quyền đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý?

sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Cho nên, các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được nhà nước cho phép mới có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý và tổ chức, cá nhân này không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Ngoài ra, Cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ cũng có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân có thể tự mình hoặc ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý. Việc nộp hồ sơ này có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

6. Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý như thế nào?

Thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý được thực hiện theo quy trình rất nghiêm ngặt, cụ thể:

Thành phần hồ sơ

Để đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp tối thiểu các tài liệu sau đây:

- Tờ khai đăng ký theo mẫu;

- Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm;

- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Ngoài các tài liệu trên, thì trong một vài trường hợp tổ chức, cá nhân cần bổ sung các tài liệu khác như sau:

- Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở nước xuất xứ và Bản dịch tiếng Việt; (đối với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài);

- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện).

Quy trình đăng ký

Để thực hiện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quy trình được thực hiện qua 6 bước:

Bước 1: Tiếp nhận đơn.

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội có địa chỉ tại 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Nếu đơn còn có các thiếu sót sau đây, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp hồ sơ và trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo, người nộp hồ sơ phải sửa chữa thiếu sót đó:

- Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức quy định tại điểm 7.2 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (không đủ số lượng bản của một trong số các loại tài liệu bắt buộc phải có; đơn không thoả mãn tính thống nhất; đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức trình bày; thông tin về người nộp đơn tại các tài liệu không thống nhất với nhau hoặc bị tẩy xoá hoặc không được xác nhận theo đúng quy định...);

- Chưa nộp đủ lệ phí nộp đơn và lệ phí công bố đơn;

- Không có giấy uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền không hợp lệ (nếu đơn nộp thông qua đại diện).

Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

Bước 4: Công bố đơn.

Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn.

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

- Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

- Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

7. Dịch vụ bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại công ty Luật ACC

Bạn muốn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lýnhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian? Bạn lo ngại các thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà? Bạn sợ mình đang vi phạm bản quyền hay xâm phạm đến nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hay chưa biết cách bảo hộ chỉ dẫn trong sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý của mình cho an toàn nhất?....

Vậy tại sao bạn không lựa chọn dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý cho mình của các đơn vị chuyên về dịch vụ này. Tuy nhiên, thị trường có rất nhiều đơn vị quảng cáo với nội dung rất hấp dẫn nên gây cho khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị nào cung ứng dịch vụ cho mình. Do đó, bạn cần thận trọng, xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề để tránh tình trạng tiền mất tật mang. 

Một công ty cung cấp dịch vụ uy tín phải là người lắng nghe khách hàng từ đầu và tận tâm trong suốt quá trình và ngay cả sau khi đã thực hiện xong công việc. Một trong những đơn vị uy tín và điển hình là công ty Luật ACC. Là đơn vị có đội ngũ Luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, có trình độ cao, tận tụy.

ACC đem lại cho bạn những lợi ích gì?

  • Chúng tôi lắng nghe vấn đề bạn đang gặp phải và nghe mong muốn của bạn khi đến gặp ACC;
  • Tư vấn ban đầu về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý;
  • Trực tiếp soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả hay đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…. tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Chủ động theo dõi tiến độ đăng ký và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký cũng như báo cáo tiến độ thực hiện cho khách hàng;
  • Nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trả kết quả cho khách hàng đúng hẹn;
  • Chi phí hợp lý phù hợp với mọi đối tượng khách hàng khác nhau;
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề sau sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo