Những vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế

Sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế cũng vậy. Vậy sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế được hiểu như thế nào? Cùng ACC tìm hiểu qua bài dưới đây.

1. Quyền sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế là gì?

Để tìm hiểu về vấn đề sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế, trước tiên, chúng ta phải tìm hiểu về khái niệm sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế. Liên quan đến khái niệm quyền sở hữu trí tuệ, Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề Sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế, Điều 670 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 679. Quyền sở hữu trí tuệ

“Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ”

Vậy Quyền sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế là một trong các quyền sở hữu bao gồm  

  1. Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
  2. Quyền sở hữu công nghiệp 
  3. Quyền đối với giống cây trồng

  • Và các quyền này đều có yếu tố nước ngoài.

Các quyền này có thể liên quan tới các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học; việc trình diễn của các nghệ sĩ, các chương trình phát và truyền thanh,; các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực sáng tạo của con người; kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, …… và mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghệ, khoa học, văn học, nghệ thuật.

2. Một số quy định liên quan quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có yếu tố nước ngoài.

Liên quan đến sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế, dưới đây là một số quy định pháp luật, cụ thể tại Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật sở hữu trí tuệ 2005, quy định về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có yếu tố nước ngoài như sau:

Căn cứ Điều 13, Khoản 2 trong mục điều kiện bảo hộ quyền tác giả, quy định về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

Điều 13. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

“2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”

Căn cứ điều 89, liên quan đến yếu tố nước ngoài, cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Điều 89. Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp

“1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

2. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam”

Căn cứ Điều 157, tại chương điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng được quy định như sau:

Điều 157. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

“2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng”

3. Khi có xung đột về sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế thì áp dụng luật như thế nào?

Khi có xung đột về sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế thì chúng ta sẽ áp dụng pháp luật căn cứ vào Điều 664, Điều 665, Điều 666, Điều 667 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 664. Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

“1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.”

Điều 665. Áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

“1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.”

Điều 666. Áp dụng tập quán quốc tế

“Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.”

Điều 667. Áp dụng pháp luật nước ngoài

“Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.”

Như vậy, khi có xung đột về sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế thì đầu tiên, chúng ta sẽ ưu tiên áp dụng Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Sau đó, nếu không có Điều ước quốc tế phù hợp thì sẽ áp dụng  pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra chúng ta, có thể áp dụng tập quán quốc tế Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Trên đây là những kiến thức pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế. Nếu khách hàng có khó khăn hay thắc mắc gì về sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế thì đừng ngần ngại mà hãy gọi điện thoại cho chúng tôi theo số hotline

Luật sư chuyên môn sẽ cung cấp các dịch vụ sau:

  • Dịch vụ Tư vấn về pháp luật hiện hành liên quan đến sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế và các vấn đề pháp luật khác.
  • Dịch vụ Tham gia quá trình tố tụng với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng 
  • Dịch vụ Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật 
  • Dịch vụ tư vấn qua điện thoại an toàn, nhanh chóng, gọn gàng. Dù không đến văn phòng, công ty luật, khách hàng vẫn được tư vấn đầy đủ, chính xác nhất.

Về phần hồ sơ: Khách hàng chỉ cần yêu cầu và chúng tôi sẽ hướng dẫn, hoặc nếu bận, khách hàng chỉ cần ủy quyền, chúng tôi sẽ thay khách hàng đi công chứng, hoàn thiện hồ sơ một cách đầy đủ nhất.

Vậy có thể thấy, vấn đề sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế là một vấn đề khá nan giải, bởi nó không chỉ liên quan đến pháp luật Việt Nam mà còn liên quan đến các quy định pháp luật của nước ngoài. Nếu các bạn có khó khăn hoặc thắc mắc gì hoặc có khó khăn gì trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được nhận dịch vụ tốt nhất qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo