Bàn về Sở hữu trí tuệ trong EVFTA

EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Và một trong những Hiệp định quan trọng mà EU đã ký kết với Việt Nam là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu hay còn được gọi tắt là EVFTA. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu có hiệu lực từ ngày 1/8. Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Một trong số những nội dung trong hiệp định EVFTA là về sở hữu trí tuệ. Vậy nội dung về sở hữu trí tuệ trong EVFTA có những điểm gì đáng chú ý. Cùng ACC tìm hiểu qua bài dưới đây  với tên gọi: “Sở hữu trí tuệ trong EVFTA”

1.Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu hay còn được gọi tắt là EVFTA là gì và nội dung về sở hữu trí tuệ trong EVFTA được quy định tại đâu?

Để tìm hiểu về sở hữu trí tuệ trong EVFTA, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về sự hình thành của Hiệp định EVFTA.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU hay còn được gọi là EVFTA là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA là một trong số những hiệp định có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.

Ngày 1/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định được công bố. Ngày 26/6/2018 một bước đi mới của hiệp định EVFTA thống nhất.

sở hữu trí tuệ evfta được tách làm hai hiệp định một là hiệp định thương mại EVFTA, hai là hiệp định bảo hộ đầu tư đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với hiệp định EVFTA. Cuối cùng, tháng 8/2018 quá trình rà soát pháp lý đối với EVFTA cũng được hoàn tất

Ngày 30/6/2019 , hiệp định  EVFTA được ký kết và được phê chuẩn bởi nghị viện Châu Âu vào 12/2/2020 và được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020 ngày 30/3/2020 hội đồng châu âu cũng đã thông qua EVFTA.

Ngày 1/8/2020 hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực

2.Sở hữu trí tuệ trong EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU hay còn được gọi là EVFTA gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính và một trong số đó là quy định về sở hữu trí tuệ evfta. Quy định về sở hữu trí tuệ trong EVFTA được quy định tại chương 12 của Hiệp định

Chương gồm 63 Điều, 2 Phụ lục (12-A và 12-B) cam kết về sở hữu trí tuê, chương 12 quy định khá nhiều nội dung về về sở hữu trí tuệ trong EVFTA tuy nhiên, chương này tập trung vào 3 nội dung sau:

  1. Các vấn đề chung.
  2. Các tiêu chuẩn bảo hộ đối với từng từng quyền sở hữu trí tuê cụ thể ví dụ: quyền tác giả và quyền liên quan, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. V
  3. Các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuê

Tuy nhiên, nội dung về sở hữu trí tuệ trong EVFTA có vài điểm đáng chú ý sau:

  1. Đầu tiên có thể thấy được các cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, đều phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. 
  2. Liên quan tới nhóm các vấn đề chung, theo EVFTA, các chính sách, quy định liên quan tới sở hữu trí tuê phải được minh bạch hóa hơn nữa, như phải công bố trên internet các quy định của pháp luật, các thủ tục, quy trình, quyết định liên quan đến xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuê…
  3. Về liên quan tới nhóm các tiêu chuẩn bảo hộ đối với từng đối  quyền sở hữu trí tuệ như sau:

  • Về vấn đề liên quan đến bằng độc quyền sáng chế: lần đầu tiên có quy định về cơ chế đền bù bằng cách gia hạn thời hạn bảo hộ cho chủ sở hữu độc quyền sáng chế nếu bị chậm trễ một cách bất hợp lý trong thủ tục cấp phép lưu hành dược phẩm 
  • Về vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý: quy định về việc công nhận và bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý (rượu vang, rượu mạnh và các mặt hàng nông sản khác) của EU với mức bảo hộ cao - vốn chỉ dành riêng cho rượu vang, rượu mạnh và 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam cho các sản phẩm khác nhau 
  • Về vấn đề liên quan đến nhãn hiệu: độc quyền có thể bị chấm dứt  hiệu lực nếu sau ngày đăng ký, nhãn hiệu trở thành tên gọi chung của hàng hóa hoặc dịch vụ được đăng ký (

  1. Về thực thi: Hiệp định có quy định về biện pháp kiểm soát tại biên giới đối với hàng xuất khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, đối với kiểm soát biên giới, Hiệp định này yêu cầu cơ quan hải quan chủ động kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở kỹ thuật phân tích rủi ro mà không cần phải có yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (Điều 12.59. EVFTA cũng quy định rằng cơ quan tư pháp có quyền yêu cầu bên thua kiện phải trả cho bên thắng kiện các chi phí tòa án và phí thuê luật sư hợp lý, hoặc các 

3. Những nội dung nội dung về sở hữu trí tuệ trong EVFTA mang lại cho Việt Nam những thách thức gì?

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho rằng, nhìn chung, đa số các cam kết về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu là phù hợp với pháp luật Việt Nam. 

Tuy nhiên, Hiệp định cũng đặt ra một số tiêu chuẩn cao hơn pháp luật Việt Nam, trong đó có thể kể đến như bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU với mức độ bảo hộ cao như mức độ mà pháp luật Việt Nam đang bảo hộ cho chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang và rượu mạnh; hoặc gia nhập Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp trong vòng hai năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực...

Theo Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, với mức độ cam kết khá cao về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, dự kiến Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ về sửa đổi luật trong nước. 

Bên cạnh đó, trong bối cảnh nhận thức chung về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn thấp trong khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng như hiện nay, việc tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức của công chúng và doanh nghiệp về các cam kết của Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ rất quan trọng.

4. Những lợi ích cũng như cơ hội mà doanh nghiệp sẽ đạt được về sở hữu trí tuệ khi tham gia Hiệp định EVFTA

Thứ nhất, hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu bảo hộ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam có thể xác lập và bảo vệ thành quả, chất xám mà mình đã tạo ra một cách an toàn, tránh trường hợp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, Việt Nam sẽ thu hút được các nguồn vốn trong và ngoài nước chất lượng cao, với trình độ công nghệ hiện đại. Tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến từ châu Âu từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.

Trên đây là những quy định về sở hữu trong EVFTA, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu. EVFTA không chỉ là một Hiệp định phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà còn toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU.

Nếu bạn còn thắc mắc gì về nội dung sở hữu trí tuệ trong EVFTA hoặc những vấn đề sở hữu trí tuệ khác, hãy liên hệ với chúng tôi ngay. Tổng đài của chúng tôi luôn trực 24/7 mọi lúc với mục đích kịp thời giải đáp những thắc mắc của khách hàng.

5. Cam kết của ACC về dịch vụ 

  • Tư vấn, hỗ trợ mọi lúc,mọi nơi an toàn nhanh chóng.
  • Thời gian hợp lý, nhanh gọn, giải quyết vấn đề dứt khoát để không làm mất thì giờ của khách hàng.
  • Tài liệu và thông tin khách hàng cung cấp cho chúng tôi đều được giữ bí mật tuyệt đối.
  • Phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên gồm những luật sư hàng đầu Việt Nam về mảng Sở hữu trí tuệ nói riêng và những mảng pháp luật khác nói riêng
  • Chi phí dịch vụ công khai, minh bạch, hợp lý

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sở hữu trí tuệ trong EVFTA. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo