Hiện nay, ngành du lịch tuy đã bị ảnh hưởng không ít bởi dịch bệnh covid nhưng chúng ta vẫn phải khẳng đinh, du lịch chiếm một một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống. Du lịch mang lại cho ta những khoảng thời gian thư giãn, thoải mái, vui vẻ bên bạn bè và người thân. Tuy nhiên để có những trải nghiệm ấy, điều quan trọng là chúng ta phải tìm được những doanh nghiệp uy tín để cung cấp cho chúng ta dịch vụ tốt nhất. Bởi vì lý do đó, sở hữu trí tuệ trong du lịch ra đời để giúp cho doanh nghiệp tạo được uy tín trong lòng khách hàng. Vậy sở hữu trí tuệ trong du lịch có ý nghĩa gì, cùng ACC tìm hiểu qua bài dưới đây.
1. Vai trò của sở hữu trí tuệ trong du lịch.
- Liên quan đến vai trò của sở hữu trí tuệ trong du lịch, việc đăng ký nhãn hiệu để tạo niềm tin trong lòng khách hàng, các doanh nghiệp thường đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ du lịch của mình. Có thể thấy, phần lớn khi chúng ta đi du lịch, chúng ta đều muốn chọn các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lớn, có tên tuổi để có thể yên tâm nhận được dịch vụ tốt nhất.
- Ngoài ra, Việc đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho đặc sản góp phần tạo dựng cũng như thúc đẩy động lực cho phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ,vì đặc sản vùng miền cũng góp một phần lớn trong việc thu hút khách du lịch bởi đặc sản là những sản phẩm đặc trưng cho từng vùng miền...
- Việc đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng quy mô sản phẩm, dịch vụ, sức cạnh tranh cao.góp phần quảng bá du lịch địa phương, quốc gia.
2.Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.
Liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ trong du lịch, việc đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là tiền đề quan trọng góp phần tạo dựng thương hiệu cho đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, góp phần cạnh tranh lành mạnh.
Để đăng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, căn cứ văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật sở hữu trí tuệ 2005, cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký chuẩn bị giấy tờ sau:
Điều 105. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
“1. Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
a) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
3. Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
4. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
b) Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
c) Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
d) Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
đ) Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
5. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
b) Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
c) Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
d) Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
đ) Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.”
Điều 106. Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
“1. Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:
a) Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;
b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
c) Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (sau đây gọi là bản mô tả tính chất đặc thù);
d) Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
đ) Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.
2. Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hóa học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;
b) Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
c) Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng quy định tại Điều 79 của Luật này;
d) Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định;
đ) Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79 của Luật này;
e) Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.”
Về trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu,chỉ dẫn địa lý, vì nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, nên trình tự đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được quy định cụ thể tại văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Thứ nhất, tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 108. Tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn
“1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu;
b) Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế; bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý;
c) Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
2. Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế.”
Thứ hai, thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.Ở bước này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ ra thông báo từ chối hoặc chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Điều 109. Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
“1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
b) Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
c) Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
d) Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 của Luật này;
đ) Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
3. Đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối;
b) Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại điểm a khoản này;
c) Thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí;
d) Thực hiện thủ tục quy định tại khoản 4 Điều này nếu người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ quy định tại điểm a khoản này.
4. Đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 118 của Luật này đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí.
5. Đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối theo quy định tại khoản 3 Điều này bị coi là không được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.”
Thứ ba, công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 110. Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
“1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều này.
2. Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn.
3. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
4. Đơn đăng ký thiết kế bố trí được công bố dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được sao chép; đối với thông tin bí mật trong đơn thì chỉ có cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc quá trình thực hiện thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền mới được phép tra cứu.
Các thông tin cơ bản về đơn đăng ký thiết kế bố trí và văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.”
Trên đây là một số thông tin về vấn đề sở hữu trí tuệ trong du lịch, để góp phần thúc đẩy nền du lịch phát triển, vươn ra cả tầm thế giới thì việc đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý góp một phần rất quan trọng. Vậy nếu doanh nghiệp nào còn thắc mắc hay có khó khăn gì liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ trong du lịch, đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hay bất cứ vấn đề nào khác, đừng ngần ngại mà hãy gọi cho chúng tôi ngay,
Chúng tôi là đơn vị hàng đầu về tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề về sở hữu trí tuệ trong du lịch nói riêng và bất cứ vấn đề pháp luật khác nói chung.
Liên quan đến sở hữu trí tuệ trong du lịch, chúng tôi đã xử lý thành công hàng ngàn hồ sơ cũng như vụ án vụ việc bởi những Luật sư hàng đầu về mảng sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, các vấn đề pháp luật khác chúng tôi hoàn toàn có thể giải quyết vì chúng tôi có các luật sư chuyên môn về các mảng pháp luật trong đời sống. Tất cả những gì bạn chỉ cần làm là liên hệ với chúng tôi để nhận được dịch vụ tốt nhất.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sở hữu trí tuệ trong du lịch. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận