Những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại.

Chắc hẳn khái niệm nhượng quyền thương mại đã không còn quá xa lạ gì đối với các doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng những quyền thương mại diễn ra rất nhiều, chúng ta có thể kể đến một số doanh nghiệp nhượng quyền thương mại như Gongcha, Dingtea, McDonald’s, Haagen-Dazs, Pizza Hut, Burger King, ….Tuy nhiên, bên nhận nhượng quyền phải tuân thủ một số quy định theo Luật sở hữu trí tuệ. Vậy để tìm hiểu sâu hơn về sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại. Cùng công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại hay còn gọi là Franchise được quy định tại văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQ 2017 Luật Thương mại như sau:

Điều 284. Nhượng quyền thương mại

“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Trong khi đó, liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ, văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQ 2010 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định như sau

Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

“2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.”

Như vậy chúng ta có thể thấy yếu tố sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại, đó chính là việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh. 

Cụ thể là “nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh”, là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 3 văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQ 2010 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

Và từ đó dẫn đến một hệ lụy là việc nhượng quyền thương mại sẽ không chỉ  tuân thủ theo quy định tại Luật thương mại và các nghị định liên quan về nhượng quyền thương mại, mà đồng thời phải tuân thủ theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 

2. Liên quan đến nhượng quyền thương mại trong sở hữu trí tuệ, trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có một số lưu ý gì ?

Liên quan đến nhượng quyền thương mại trong sở hữu trí tuệ, phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có  lưu ý sau:

Điều 10. Các đối tượng sở hữu công nghiệp trong nhượng quyền thương mại

“1. Trường hợp Bên nhượng quyền chuyển giao cho Bên nhận quyền quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp và các nội dung của quyền thương mại thì phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.

2. Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp”

Như vậy ở đây, chúng ta cần lưu ý rằng, “Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp”. Ở đây pháp luật về sở hữu công nghiệp có thể là Luật sở hữu trí tuệ, các nghị định thông tư liên quan.

Liên quan đến nhượng quyền thương mại trong sở hữu trí tuệ, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại có lưu ý sau:

Căn cứ, Điều 14 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại như sau.

Điều 14. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

“1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

2. Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ”

Như vậy trong trường hợp nhượng quyền thương mại mà có liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ

Liên quan đến nhượng quyền thương mại trong sở hữu trí tuệ cụ thể là liên quan đến nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại, văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH 2017 Luật Thương mại, nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền và thương nhân nhận quyền như sau:

Điều 287. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;

2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;

3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;

4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.”

Điều 289. Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;

2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;

3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;

4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;

5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;

6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;

7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.”

Trên đây là một số quy định pháp luật hiện hành về vấn đề nhượng quyền thương mại trong sở hữu trí tuệ . Nếu các bạn còn thắc mắc cũng như câu hỏi về vấn đề nhượng quyền thương mại trong sở hữu trí tuệ hay bất cứ vấn đề pháp luật khác hãy gọi ngay cho chúng tôi ngay theo đường dây nóng để được giải đáp nhanh chóng, chính xác. 

Chúng tôi là đơn vị hàng đầu về tư vấn, hỗ trợ pháp luật.

3. Dịch vụ của chúng tôi có những ưu điểm gì?

Khi tìm đến dịch vụ của chúng tôi bạn sẽ nhận được những lợi ích không thể ngờ vì chúng tôi có:

  • Những Luật sư uy tín hàng đầu, đã từng thành công xử lý hàng ngàn vụ án,vụ việc ly hôn chắc chắn sẽ không làm các bạn thất vọng.
  • Các phương án tư vấn đều phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay và đều theo pháp luật mới nhất.
  • Giải quyết vụ việc một cách sát sao, tỉ mỉ từng chi tiết, sẵn sàng đảm nhận những vụ việc nhạy cảm, phức tạp.
  • Luôn luôn cố gắng bảo vệ một cách tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho Khách hàng.
  • Chất lượng dịch vụ luôn luôn đi cùng với uy tín, làm việc hết sức mình để đem lại tối đa lợi ích cho khách hàng.
  • Lựa chọn dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ không phải vướng bất kỳ rủi ro nào hết.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về nhượng quyền thương mại trong sở hữu trí tuệ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo