Căn cứ Khoản 13,Điều 4 văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH về luật sở hữu trí tuệ năm 2019 có quy định như sau: Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”. Như vậy, có thể thấy kiểu dáng công nghiệp khá phổ biến đối với cuộc sống của chúng ta, từ nhãn đến hình dáng vỏ chai nước ngọt, từ thứ bé nhất đến thứ nhỏ nhất. Nhưng chúng ta đã hiểu rõ về những quy định pháp luật hiện hành về kiểu dáng công nghiệp. Cùng công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài dưới đây: “Luật sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp.”
1. Liên quan đến luật sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp, ai là người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Theo Điều 86 văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH về luật sở hữu trí tuệ năm 2019, người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những người sau:
Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
“1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
4. Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.”
Như vậy có thể thấy có hai đối tượng có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp cụ thể như sau:
- Trực tiếp tạo ra sản phẩm là: “Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;”
- Gián tiếp tạo ra sản phẩm là: “Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.”
2. Liên quan đến vấn đề luật sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp gồm những giấy tờ gì
Theo điều 100 văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH về luật sở hữu trí tuệ năm 2019, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những giấy tờ sau:
Điều 100. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
“1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
a) Giấy ủy quyền;
b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.”
3.Liên quan đến vấn đề luật sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp, quy trình thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được quy định như thế nào?
Sau khi nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp xong thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ tiếp nhận đơn, thẩm định đơn và công bố đơn theo điều 108, 109, 110 văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH về luật sở hữu trí tuệ năm 2019 như sau:
Điều 108. Tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn
“1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu;
b) Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế; bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý;
c) Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
2. Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế.”
Điều 109. Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
“1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
b) Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
c) Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
d) Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 của Luật này;
đ) Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
3. Đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối;
b) Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại điểm a khoản này;
c) Thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí;
d) Thực hiện thủ tục quy định tại khoản 4 Điều này nếu người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ quy định tại điểm a khoản này.
4. Đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 118 của Luật này đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí.
5. Đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối theo quy định tại khoản 3 Điều này bị coi là không được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.”
Điều 110. Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
“1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều này.
2. Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn.
3. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
4. Đơn đăng ký thiết kế bố trí được công bố dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được sao chép; đối với thông tin bí mật trong đơn thì chỉ có cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc quá trình thực hiện thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền mới được phép tra cứu.
Các thông tin cơ bản về đơn đăng ký thiết kế bố trí và văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.”
Như vậy có thể thấy trình tự thủ tục khá đơn giản chỉ cần qua 4 bước sau:
- Nộp đơn đăng ký
- Tiếp nhận đơn đăng ký
- Thẩm định đơn đăng ký để xem đơn có hợp lệ hay không từ đó từ chối hoặc chấp nhận đơn đăng ký
- Nếu đơn đăng ký được chấp nhận hợp lệ thì sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp
Tuy nhiên, cần lưu ý trước khi nộp đơn đăng ký nên tra cứu kiểu dáng công nghiệp, việc này sẽ giúp chủ thể đăng ký hạn chế khả năng bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ từ đó rút ngắn thời gian đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí không cần thiết.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề luật sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp. Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề luật sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp hay bất cứ vấn đề khác, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi ngay. Chúng tôi là đơn vị hàng đầu chuyên tư vấn cũng như hỗ trợ các vấn đề về pháp luật.
4. Dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp
Một công ty cung cấp dịch vụ uy tín phải là người lắng nghe khách hàng từ đầu và tận tâm trong suốt quá trình và ngay cả sau khi đã thực hiện xong công việc. Một trong những đơn vị uy tín và điển hình là công ty Luật ACC. Là đơn vị có đội ngũ Luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, có trình độ cao, tận tụy.
Chúng tôi cung cấp các dịch vụ sau:
- Dịch vụ tư vấn về pháp luật hiện hành liên quan đến vụ án, vụ việc và cách giải quyết vụ án, vụ việc thấu tình đạt lý.
- Dịch vụ tham gia quá trình tố tụng với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng chỉ cần được khách hàng ủy quyền.
- Dịch vụ đại diện cho khách hàng, đưa ra những chứng cứ, chứng minh bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại phiên tòa tranh chấp
- Dịch vụ đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật như: thu thập chứng cứ trong các vụ ly hôn, công chứng hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ,…
- Nếu khách bận hoặc không có thời gian hoặc có thể do hoàn cảnh khách quan như dịch bệnh covid 19, chúng tôi có dịch vụ tư vấn qua điện thoại an toàn, nhanh chóng, gọn gàng. Dù không đến văn phòng, công ty luật, khách hàng vẫn được tư vấn đầy đủ, chính xác nhất.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về luật sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận