Sở hữu toàn dân là gì? (Cập nhật 2024)

Sở hữu là một nội dung quan trọng và có vai trò quan trọng đối với thực tiễn của pháp luật về dân sự. Trong đó, hình thức sở hữu toàn dân là gì là một hình thức sở hữu đặc biệt nhất và chúng ta thường nhầm lẫn hình thức sở hữu này với hình thức khác. Hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đây, Công ty luật ACC sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề pháp lý này một cách hệ thống và chính xác nhất thông qua những quy định pháp luật được cập nhật mới nhất hiện hành.

Sở hữu toàn dân là gì
Sở hữu toàn dân là gì

1. Khái niệm sở hữu toàn dân là gì?

Định nghĩa về sở hữu toàn dân là gì được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, khái niệm này được hiểu như sau:

- Sở hữu toàn dân là một trong những hình thức sở hữu mang tính chất xã hội hóa cao nhất và hiện đại nhất của khoa học pháp lý mà toàn dân là chủ sở hữu và có Nhà nước là đại diện sở hữu.

- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân được quy định tại Điều 197, Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm:

+ Đất đai

+ Tài nguyên nước

+ Tài nguyên khoáng sản

+ Nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác 

+ Các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

2. Tài sản thuộc đối tượng xác lập quyền sở hữu toàn dân

Những tài sản là đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân là gì được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP, bao gồm:

- Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:

+ Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.

+ Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.

- Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan.

- Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng Mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm Điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước.

- Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam.

- Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.

- Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.

3. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân theo quy định

Quyền sở hữu toàn dân là gì được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự với những nguyên tắc sau:

Thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Thực hiện quyền đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

- Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư.

Thực hiện quyền đối với được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

- Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.

Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến sở hữu toàn dân là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến sở hữu toàn dân nói riêng hoặc những vấn đề pháp lý khác nói chung mà bạn đọc đang gặp phải chưa thể giải quyết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn và giải đáp một cách chi tiết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1017 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo