Có những tài sản dù đứng tên của một chủ thể nhưng vẫn là sở hữu chung (ví dụ như tài sản chung của vợ chồng). Một chủ thể luôn cần phải lưu ý và hiểu rõ quyền của mình trong trường hợp sở hữu riêng và sở hữu chung để có những cách sử dụng và chi phối tài sản một cách đúng đắn theo quy định của pháp luật. Vậy Sở hữu riêng là gì? Phân biệt sở hữu riêng và sở hữu chung như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau:
Sở hữu riêng là gì? Phân biệt sở hữu riêng và sở hữu chung
1/ Sở hữu riêng là gì?
Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân. 2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.”
Sở hữu riêng là hình thức sở hữu của một chủ thể là cá nhân hoặc một pháp nhân đối với tài sản của mình. Với tư cách là một chủ sở hữu, cá nhân, pháp nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu riêng.
Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tài sản còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu riêng có đầy đủ 3 yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung quyền sở hữu riêng. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vê. Đây là quyền bất khả xâm phạm, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
2/ Đặc điểm của hình thức sở hữu riêng
Chủ thể của hình thức sở hữu riêng
Theo khoản 1 Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ thể của hình thức sở hữu riêng chỉ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Nếu một tổ chức không có tư cách pháp nhân sở hữu tài sản thì không thể là coi đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của tổ chức đó. Chúng ta có thể xem việc sở hữu của các tổ chức không có tư cách pháp nhân là sở hữu chung của các thành viên tổ chức đó (ví dụ: sở hữu của Hộ gia đình, Hợp tác xã,…).
Tài sản thuộc sở hữu riêng
Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị. Tài sản thuộc sở hữu riêng có thể là thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân hoặc pháp nhân là tài sản thuộc hình thức sở hữu riêng.
Nội dung của sở hữu riêng
Công dân thực hiện quyền làm chủ, chi phối tài sản qua các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (khoản 2 điều 206 BLDS 2015).
Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản thuộc sở hữu riêng gây thiệt hại đến lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Tại Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau:
“Điều 205. Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng
1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
Điều 206. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng
1. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Đây là những điều cơ bản nhất về sở hữu riêng, chế độ sở hữu này đã tạo ra một nền kinh tế nhiều thành phần và vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước.
3/ Phân biệt sở hữu riêng và sở hữu chung
Tiêu chí | Sở hữu riêng | Sở hữu chung |
Cơ sở pháp lý | Tiểu mục 2 Mục 2 Chương 13. Quyền sở hữu | Tiểu mục 3 Mục 2 Chương 13. Quyền sở hữu |
Khái niệm | Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị | Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản |
Căn cứ xác lập | – Do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;– Được chuyển quyền sở hữu;
– Thu hoa lợi, lợi tức; – Được thừa kế; – Chiếm hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật. |
– theo thoả thuận;– theo quy định của pháp luật; hoặc
– theo tập quán. |
Quyền hạn | Toàn quyền quản lý, sử dụng, định đoạt đối với tài sản của mình | Quyền quản lý, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung trên cơ sở sự thỏa thuận và quy định pháp luật |
Chấm dứt quyền | – Tài sản bị mất– Chủ sở hữu bán tài sản |
|
Trên đây là một số thông tin về Sở hữu riêng là gì? Phân biệt sở hữu riêng và sở hữu chung - Công ty Luật ACC, trong trường hợp bạn cần tìm hiểu thêm những thông tin về lĩnh vực dân sự, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận