Sổ hồng có vay ngân hàng được không? [Chi tiết 2024]

Hiện nay, trong cuộc sống đôi lúc chúng ta cần một số tiền vốn để làm ăn, kinh doanh. Trong các trường hợp như vậy, chúng ta có thể lựa chọn vay vốn ngân hàng. Vậy Sổ hồng có vay ngân hàng được không? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

So Hong Hoan Cong La Gi

1. Tổng quan về dùng sổ hồng vay ngân hàng

Dùng sổ hồng để vay ngân hàng hay còn gọi là vay thế chấp sổ hồng là hình thức cho vay thế chấp mà người vay dùng chính sổ hồng (quyền sử dụng đất) của mình để làm tài sản đảm bảo (TSĐB) cho khoản vay tại ngân hàng.

Khoản vay thế chấp sổ hồng thường được dùng với các mục đích tiêu dùng cần một khoản tiền lớn như vay mua nhà, vay mua xe, vay tiêu dùng, vay kinh doanh...

2. Điều kiện vay thế chấp sổ hồng

Khách hàng cần đáp ứng được các điều kiện sau khi vay thế chấp sổ hồng:

  • Khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình người Việt Nam
  • Từ 18 tuổi đến dưới 60 tuổi
  • Có đủ năng lực tài chính để trả nợ ngân hàng
  • Khoản vay phải được sở hữu hoặc được bảo lãnh bởi người sở hữu bất động sản
  • Có hồ sơ tín dụng tốt, không có nợ xấu tại ngân hàng đó
  • Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của ngân hàng cho vay.

3. Ưu điểm của hình thức vay ngân hàng thế chấp sổ hồng

Vì giá trị như nhau cho nên vay thế chấp sổ hồng cũng có nhiều ưu điểm và tiện ích như sổ đỏ. Cụ thể:

  • Hạn mức vay cao, khoản tiền giải ngân lên đến 80% giá trị tài sản đảm bảo.

  • Thủ tục vay đơn giản, dễ dàng được duyệt vay.

  • Có thể sử dụng tài sản được mua từ các khoản vốn vay để thế chấp thay thế.

  • Được tư vấn và hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc.

  • Khách hàng dễ dạng lựa chọn hình thức thanh toán khoản vay tuỳ vào khả năng tài chính.

  • Quá trình thẩm định linh hoạt, hỗ trợ xét duyệt khoản vay thế chấp nhanh nhất.

4. Lãi suất cho vay thế chấp sổ hồng

Mỗi ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất vay thế chấp sổ hồng khác nhau, tuy nhiên mức lãi suất này khá ổn định và dao động ở mức khoảng 7-12%/năm.

Ban đầu, các ngân hàng thường đưa ra các mức lãi suất cho vay ưu đãi từ 6-8%/năm nhằm hỗ trợ người vay. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ kéo dài từ 1-2 năm đầu, sau đó tính theo lãi suất thả nổi thị trường.

Ngoài ra, các ngân hàng lớn như Agribank, Vietcombank, BIDV thường sẽ có mức lãi suất thấp hơn các ngân hàng tầm trung. Nhưng cũng đồng nghĩa với đó là điều kiện, thủ tục cho vay cũng sẽ khắt khe hơn nhiều.

Cùng tham khảo lãi suất một số ngân hàng nổi tiếng dưới đây:

  • Agribank: Lãi suất 7.5% - Hạn mức 85% - Hạn vay 15 năm

  • Techcombank: Lãi suất 7.29% - Hạn mức 70% - Hạn vay 25 năm

  • Vietcombank: Lãi suất 7.7% - Hạn mức 70% - Hạn vay 15 năm

  • BIDV: Lãi suất 7.8% - Hạn mức 80% - Hạn vay 20 năm

  • Sacombank: Lãi suất 11.5% - Hạn mức 100% - Hạn vay 25 năm.

  • OCB: Lãi suất 5,99% - Hạn mức 70% TSĐB - Hạn vay 20 năm

  • MBBank: Lãi suất 6,84% - Hạn mức: 90% tổng nhu cầu vốn - Hạn vay: 20 năm

  • VPBank: Lãi suất 6,8% - Hạn mức: 90% TSĐB - Hạn vay: 20 năm

Như vậy, một số ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất thấp nhất hiện nay như OCB, MBBank, VPBank... Một số ngân hàng cho vay với lãi suất cao hơn nhưng lại có hạn mức vay cao như Vietcombank, Sacombank, VIB... Tuy nhiên, trước khi lựa chọn ngân hàng để vay thế chấp, khách hàng cần lưu ý một số điều sau:

  • Lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo và được điều chỉnh theo chính sách cho vay của ngân hàng.
  • Thông thường, các ngân hàng đưa ra chính sách ưu đãi lãi suất trên một khoảng thời gian nhất định để thu hút khách hàng. Sau thời hạn ưu đãi lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng từ 3 - 5%/năm.
  • Mỗi sản phẩm vay thế chấp khác nhau sẽ có quy định riêng về lãi suất, hạn mức vay, thời hạn vay. Vì vậy, khách hàng nên cập nhật lãi suất vay thế chấp ngân hàng để lựa chọn địa chỉ cho vay có nhiều ưu đãi nhất.

- Ngoài ra, để vay vốn với hạn mức tối đa 100% nhu cầu vốn, khách hàng cần cung cấp thêm các tài sản đảm bảo khác ngoài sổ hồng.

5. Quy trình vay thế chấp sổ hồng

Để vay thế chấp sổ hồng tại các ngân hàng bạn cần nắm vững quy trình các bước như sau:

Bước 1: Khách hàng đăng ký vay thế chấp sổ hồng với ngân hàng mà mình lựa chọn.

Bước 2: Nhân viên tín dụng tư vấn hồ sơ và nhận hồ sơ

Bước 3: Nhân viên nhập liệu nhập lên hệ thống

Bước 4: Bộ phận thẩm định kiểm tra giấy tờ gọi điện thẩm định khách hàng, người tham chiếu về các thông tin về tài sản, gia đình, công việc, nguồn thu, mục đích vay…

Bước 5: Duyệt khoản vay, công chứng, giao dịch tài sản đảm bảo, ký hợp đồng và giải ngân…

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp của Luật ACC về Sổ hồng có vay ngân hàng được không? Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo