Về phương diện kinh tế ngân sách nhà nước được hiểu là bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định để thực hiện trong thời hạn nhất định, thường là một năm (năm ngân sách). Từ đó ngân sách nhà nước là bản dự toán thu và chi tiền tệ của quốc gia, phải được quốc hội, với tư cách là người đại diện cho toàn thể nhân dân trong quốc gia đó quyết định trước khi Chính phủ đưa ra thi hành trên thực tế bên cạnh đó, Quốc hội còn là người giám sát Chính phủ trong quá trình thi hành ngân sách và có quyền phê chuẩn bản quyết toán ngân sách hàng năm do chinh phu đệ trình. Mời bạn tham khảo bài viết: Sơ đồ tư duy của Luật ngân sách nhà nước để biết thêm chi tiết.
Sơ đồ tư duy của Luật ngân sách nhà nước
1. Luật ngân sách nhà nước là gì?
1.1. Ngân sách nhà nước là gì?
Về phương diện kinh tế ngân sách nhà nước được hiểu là bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định để thực hiện trong thời hạn nhất định, thường là một năm(năm ngân sách). Từ đó ngân sách nhà nước là bản dự toán thu và chi tiền tệ của quốc gia, phải được quốc hội, với tư cách là người đại diện cho toàn thể nhân dân trong quốc gia đó quyết định trước khi Chính phủ đưa ra thi hành trên thực tế bên cạnh đó, Quốc hội còn là người giám sát Chính phủ trong quá trình thi hành ngân sách và có quyền phê chuẩn bản quyết toán ngân sách hàng năm do chinh phu đệ trình.
Ngân sách nhà nước chỉ có giá trị thực hiện trong thời hạn một năm , tính từ ngày 01 tháng 01 cho đến ngày 31 tháng 12 hàng năm . Khoảng thời gian này được pháp luật quy định nhằm giới hạn rõ thời gian thực hiện bản dự toán ngân sách nhà nước và được gọi là “ năm ngân sách ” hay “ tài khoán ” , thực chất là niên độ ngân sách.
Dưới góc độ pháp lý, thì tại Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Dưới góc tiếp cận này, thì ngân sách nhà nước là một đạo luật đặc biệt do Quốc hội ban hành, để cho phép Chính phủ thực hiện trong thời gian xác định. Đạo luật ngân sách này được làm ra theo một trình tự riêng, không hoàn toàn giống với trình tự lập pháp thông thường. Hiệu lực về thời gian của đạo luật này bao giờ cũng được xác định là một năm.
1.2. Luật ngân sách nhà nước là gì?
Luật Ngân sách nhà nước là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước, và quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước.
Luật Ngân sách nhà nước tiếng Anh là “Law On State Budget”.
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Ngân sách Nhà nước
Đối tượng điều chỉnh của Luật Ngân sách Nhà nước gồm:
– Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lập, phê chuẩn, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước . Nhóm quan hệ xã hội này phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong việc lập, phê chuẩn, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước đối với nhau hoặc giữa các cơ quan này đối với các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước.
– Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Những quan hệ xã hội này chỉ phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia vào hoạt động quản lí và điều hành ngân sách nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp
– Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập quỹ ngân sách nhà nước (hay quá trình thu nộp ngân sách ) . Đây là những quan hệ xã hội này phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong lĩnh vực thu nộp ngân sách như cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan, kho bạc nhà nước … với bên kia là các tổ chức , cá nhân có nghĩa vụ hay có quyền đóng góp khoản tiền nhất định cho ngân sách nhà nước.
– Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng quỹ ngân sách nhà nước (quá trình chi tiêu ngân sách). Quan hệ xã hội này phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm với bên kia là các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước có quyền được tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm.
3. Nội dung chính của Luật Ngân sách Nhà nước
– Về các khoản thu – chi ngân sách: Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định các khoản thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp NSNN theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương…
Các khoản chi ngân sách bao gồm chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ…Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ bội chi ngân sách bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh.
Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng chi ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
– Về sử dụng Quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách: Chính phủ, UBND cấp tỉnh, sẽ lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí dự toán chi ngân sách hàng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. Số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp đó.
Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp: Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách; thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh;…
Dự phòng NSNN là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách. Dự phòng NSNN sử dụng để: Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác….
– Việc công khai Ngân sách nhà nước: Việc công khai NSNN được thực hiện bằng hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;…
Nội dung công khai gồm số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán NSNN trình Quốc hội, Hội đồng nhân dự, dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện NSNN và quyết toán NSNN; kết quả thực hiện các kiến nghị của kiếm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia.
– Về cộng đồng giám sát Ngân sách nhà nước: NSNN được giám sát bởi cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp sẽ chủ trì tổ chức việc giám sát NSNN của cộng đồng. Nội dung giám sát NSNN gồm: Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN; Tình hình thực hiện dự toán NSNN hàng năm.
– Việc phân cấp, phân quyền: Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định việc thực hiện phân cấp, phân quyền khá đầy đủ, toàn diện, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó Quốc hội quyết định bội chi NSNN, bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương, chi tiết từng địa phương và quyết định nguồn bù đắp bội chi NSNN. Luật quy định việc phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương, ngân sách địa phương.
– Việc bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
Luật NSNN quy định về bổ sung cân đối ngân sách nhằm tăng cường trách nhiệm của các địa phương phát triển kinh tế, tăng quy mô ngân sách, góp phần bảo đảm cân đối NSNN vững chắc. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách.
Có 4 trường hợp được ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu. Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới, để hỗ trợ ngân sách cấp dưới trong các trường hợp cụ thể.
4. Vai trò và ý nghĩa của Luật ngân sách Nhà nước
– Luật Ngân sách Nhà nước đóng vai trò điều chỉnh hoạt động thu, chi tiền tệ của quốc gia.
Luật Ngân sách Nhà nước giúp củng cố và nâng cao vị trí, vai trò của công tác tài chính – ngân sách nhà nước, góp phần ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết tốt hơn các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh cấp bách như thiên tai, dịch bệnh.
– Luật Ngân sách Nhà nước đóng vai trò là quy phạm cho cân đối ngân sách nhà nước tích cực, vững chắc thông qua việc cân đối thu- chi ngân sách nhà nước.
– Luật Ngân sách Nhà nước đã đảm bảo sự chủ động trong quản lý điều hành luật Ngân sách nhà nước. Ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương đã bố trí sử dụng dự phòng ngân sách và tăng dự trữ tài chính giải quyết tốt các vấn đề đột xuất phát sinh.
– Luật ngân sách nhà nước giúp công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước ngày càng chủ động hơn, chất lượng và hiệu quả từng bước được nâng lên; công tác cải cách hành chính trong quản lý ngân sách, thực hiện công khai ngân sách được đẩy mạnh.
5. Quy định về xử lý vi phạm Luật ngân sách nhà nước
Hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước là hành vi làm trái các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước do chủ thể là tổ chức, cá nhân thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý gây phương hại đến trật tự công cộng và do đó phải gánh chịu những chế tài tương ứng theo qui định của pháp luật[1].
Những hành vi sau đây là những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách :
1) Không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu, thu nhập, chi phí, giá và các căn cứ tính các khoản phải nộp ngân sách; trì hoãn, nộp không đầy đủ hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp được phép chậm nộp do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2)Cho miễn, giảm và cho phép chậm nộp các khoản phải nộp ngân sách nhà nước sai thẩm quyền, trái nội dung quy định; giữ lại nguồn thu của ngân sách sai chế độ, sử dụng các nguồn thu được để lại để chi không đúng mục đích, vượt tiêu chuẩn, chế độ, định mức quy định.
3)Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, hoặc chiếm dụng nguồn thu ngân sách.
4) Thực hiện phân chia sai nguồn thu giữa các cấp ngân sách.
5) Thu sai quy định của pháp luật.
6) Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách được giao.
7) Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật.
8) Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục Ngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách.
9) Tổ chức, cá nhân được phép tự kê khai, tự nộp thuế mà kê khai sai, nộp sai chế độ quy định gây thiệt hại cho ngân sách.
10) Quản lý hoá đơn, chứng từ sai chế độ; mua bán, sửa chữa, làm giả hoá đơn và chứng từ thanh toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp;
11) Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm có đủ các điều kiện chi theo quy định; quyết toán ngân sách chậm so với thời hạn quy định.
12) Các hành vi khác trái với quy định của những văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân sách.3. Các hình thức xử lý
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho công quỹ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Các hình thức xử lý vi phạm bao gồm:
– Chế tài hành chính áp dụng cho các vi phạm hành chính trong lĩnh vực NSNN. Chế tài này có thể tước đi một số quyền lợi về vật chất và tinh thần của người vi phạm nhằm khôi phục lại hậu quả và răn đe, giáo dục đối với người vi phạm.
– Chế tài hình sự. Về mặt nguyên tắc, để áp dụng chế tài hình sự đối với một hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách thì cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh rằng hành vi vi phạm đó là tội phạm và được qui định trong Bộ luật hình sự.
– Chế tài dân sự. Bất kể hành vi nào gây thiệt hại cho quyền tài sản hay lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia vào họat động NSNN thì đều phải chịu trách nhiệm dân sự.
Trên đây là một số thông tin về Quy định về xử lý vi phạm Luật ngân sách nhà nước – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Bình luận