Sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu (Cập nhật 2024)

Khi chuẩn bị tiến hành xây dựng công trình thì việc lập sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu là một trong những bước nền tảng quan trọng. Sơ đồ này giúp cho việc triển khai dự án được chặt chẽ, logic hơn. Để hiểu rõ hơn về sơ đồ này, mời quý vị hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

so-do-to-chuc-thi-cong-cua-nha-thau

Sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu (Cập nhật 2023)

1. Sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu

Sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu được bố trí từ trên xuống dưới. Dưới đây là sơ đồ:

Tổ chức bộ máy trong sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu:

- Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc

- Ban Giám đốc: Ban Giám đốc bao gồm cả Giám đốc Công ty, Phó Giám đốc hoặc TP. Kế hoạch kỹ thuật, Phó Giám đốc hoặc TP. Quản lý thi công.

- Phòng quản lý nghiệp vụ: Gồm có: Phòng Tư vấn Thiết kế, Phòng Thi công dựng và Phòng Hành chính – Kế toán.

- Các đội trực thuộc Các đội trực thuộc gồm có đội thi công xây dựng 1 và đội thi công xây dựng 2.

- Các đội nhận khoán Gồm có 4 đội đó là: đội khoán thi công xây dựng, đội khoán thi công Điện nước, đội khoán thi công Sơn nước và đội khoán thi công trần thạch cao.

- Các nhà thầu phụ Ở phần các nhà thầu phụ thì gồm có: nhà thầu phụ thi công xây dựng, nhà thầu phụ lắp đặt thiết bị, nhà thầu phụ sản xuất mộc và cả trang trí nội thất và nhà thầu phụ sản xuất sắt, nhôm, kính xây dựng.

- Đội bảo trì: đội bảo trì sẽ có nhiệm vụ phục vụ công tác đưa công trình vào sử dụng, bảo hành và bảo trì trong suốt thời gian bảo hành.

2. Các chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu

Giám đốc Công ty:

Trong sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu thì giám đốc công ty có nhiệm vụ vô cùng quan trọng như sau:

- Là người xây dựng những chiến lược phát triển cũng như những kế hoạch sản xuất theo quý, theo năm.

- Là người quyết định bổ nhiệm hay miễn nhiệm, quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật đối với các chức danh quản lý của công ty. (Ở đây trừ các chức danh do HĐQT quyết định).

- Đồng thời Giám đốc cũng là người báo cáo cho HĐQT và các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền về những kết quả hoạt động của công ty. Và Giám đốc cũng chịu sự kiểm tra cũng như giám sát chặt chẽ từ HĐQT và những cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành.

- Chức vụ Giám đốc Công ty do HĐQT của Công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc khen thưởng, kỷ luật.

- Cuối cùng thì Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm trước Công ty và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.

Phó Giám đốc:

Phó Giám đốc của Công ty do Giám đốc Công ty đề xuất và được HĐQT Công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc khen thưởng, kỷ luật. Phó Giám đốc là người hỗ trợ Giám đốc để điều hành công việc theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc Công ty. Đồng thời Phó Giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, HĐQT và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.

Bên cạnh đó thì Phó Giám đốc cũng là người tham mưu về việc quyết định thực hiện những công việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Kế toán trưởng:

Đây cũng là một bộ phận không thể thiếu trong sơ đồ tổ chức thi công nhà thầu. Kế toán trưởng là chức danh do Chủ tịch HĐQT của Công ty bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước HĐQT, Giám đốc Công ty về việc tổ chức thực hiện công tác quản lý kế toán, thống kê các khoản kế toán tài chính của Công ty. Kế toán trưởng cũng có các quyền hạn nhiệm vụ theo quy định của pháp lệnh thống kê, kế toán tài chính và tham mưu về việc quyết định thực hiện các công việc trong lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách.

Phòng Tư vấn thiết kế:

- Phòng Tư vấn thiết kế có nhiệm vụ là khảo sát hiện trạng, tư vấn thiết kế cho công trình xây dựng, lập dự án đầu tư và đồng thời lập báo cáo KTKT đầu tư xây dựng.

- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn để đấu thầu, kỹ thuật xây dựng và tư vấn giám sát chất lượng công trình xây dựng.

- Có nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ thiết kế, thẩm tra dự toán và đồng thời kiểm định chất lượng công trình.

- Theo dõi việc thực hiện và báo cáo các hợp đồng kinh tế được ký kết. Từ đó lập dự toán công trình, lập hồ sơ dự thầu, báo giá xây dựng và làm hợp đồng kinh tế.

- Thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng và quản lý kỹ thuật các công trình thiết kế của công ty.

- Tiếp theo phòng Tư vấn thiết kế còn có nhiệm vụ thống kê và báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế.

- Cung cấp các thông số cũng như các yếu tố kỹ thuật lắp đặt thiết bị vật tư. Nhằm mục đích đảm bảo chất lượng từng công tác xây lắp từng hạng mục của công trình.

- Cuối cùng là kiểm tra dự toán, tiến hành báo giá thi công, làm hợp đồng giao khoán. Kiểm tra hồ sơ thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng của các Đội khoán, các Nhà thầu phụ.

Phòng Thi công xây dựng:

- Phòng Thi công xây dựng có nhiệm vụ tổ chức thi công xây dựng và đồng thời quản lý các Đội thi công trực thuộc. Quản lý thi công các công trình xây dựng, các Đội khoán & các Nhà thầu phụ.

- Nhiệm vụ tiếp theo là xây dựng phương án quản lý Kho dụng cụ thiết bị thi công, vật tư – VLXD tại công trường.

- Không những thế họ còn thực hiện nhật ký công trình, Quản lý thi công, quản lý kho – vật tư thiết bị, bố trí và quản lý nhân lực thi công xây dựng.

- Lập các kế hoạch tiến độ thi công, lập phương án tổ chức thi công & biện pháp an toàn lao động. Lập hồ sơ nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công và cả hồ sơ thanh toán – quyết toán công trình.

- Xây dựng nội quy công trường, nội quy an toàn lao động và công tác phòng chống cháy nổ.

- Tổ chức việc thực hiện bảo vệ công trình, thực hiện Nội quy công trường, Nội quy ATLĐ.

- Báo cáo cho cấp trên thực hiện tiến độ thi công, sự cố công trình, việc thực hiện công việc xây dựng, công việc phát sinh (theo định kỳ hoặc bất thường).

- Bên cạnh đó cũng phải đề xuất vật tư – VLXD – dụng cụ thiết bị máy thi công cho các công trình xây dựng.

- Nghiệm thu nội bộ, xác nhận khối lượng thực hiện hợp đồng của các Đội khoán và các Nhà thầu phụ. Nghiệm thu khối lượng, chất lượng các Đội khoán & các Nhà thầu phụ.

Phòng Hành chính – Kế toán:

Phòng Hành chính – Kế toán có nhiệm vụ xây dựng nội quy cơ quan văn phòng, trang bị văn phòng, quản lý máy móc phương tiện, dụng cụ làm việc:

- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và chế độ quản lý hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị văn phòng, xe máy và lực lượng lái xe. Thực hiện chế độ lao động, hợp đồng lao động.

- Thiết lập hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán thuế, báo cáo tài chính (theo định kỳ hoặc bất thường) và tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế, tổng kết tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty.

- Thiết lập thu chi, cập nhật chứng từ, hạch toán các quỹ, quản lý nguồn vốn tìm kiếm nguồn vốn để phát triển Công Ty.

- Thực hiện việc quản lý tài khoản ngân hàng của Công ty. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế. Thanh toán tiền lương và chi tiêu nội bộ, thanh toán vật tư … theo đúng quy trình và qui định do Giám đốc ban hành.

- Bên cạnh đó còn kiểm tra đề xuất và cung ứng vật tư – VLXD, cung cấp dụng cụ thiết bị máy thi công cho các công trình xây dựng của công ty.

- Báo cáo thống kê dụng cụ thiết bị máy thi công & thống kê vật tư – VLXD tồn kho.

3. Những câu hỏi thường gặp. 

3.1. Hiện nay có văn bản pháp lý hay quy chuẩn, tiêu chuẩn nào quy định về biện pháp thi công (BPTC) hay không?

Quy định tại TCVN 4055-1985 – Tổ chức thi công trong đó quy định: “Tất cả những công trình xây dựng trước khi khởi công xây lắp đều phải có thiết kế tổ chức xây dựng công trình và thiết kế thi công các công tác xây lắp (gọi tắt là thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công) được duyệt.
Nội dung, trình tự lập và xét duyệt thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công đ¬ược quy định trong tiêu chuẩn “Quy trình thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công”.
Những giải pháp đề ra trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải hợp lí. Tiêu chuẩn để đánh giá giải pháp hợp lí là bảo đảm thời gian xây dựng công trình và đạt được những chỉ tiêu kinh tế – kĩ thuật khác trong xây dựng….”.

3.2. Nếu thực tế thì công sai khác so với BPTC được duyệt (không đúng trình tự của BPTC) thì có được coi là thi công sai thiết kế hoặc sai quy chuẩn, tiêu chuẩn hay không?

Thi công đất, bê tông, cốt thép, lắp ghép kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép … đều yêu cầu phải có biện pháp thi công nêu tại các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu tương ứng.
Biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây dựng lập và đã được đưa ngay trong hồ sơ dự thầu cùng với giá thầu. Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm thi công theo đúng biện pháp đã nêu trong hồ sơ dự thầu. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì Chủ đầu tư không phải phê duyệt nhưng phải kiểm tra biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây dựng lập.
Nhà thầu thi công có thể thi công với biện pháp thi công khác với biện pháp nêu trong hồ sơ dự thầu nhưng phải tự phê duyệt, báo cáo với chủ đầu tư và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ và an toàn trong thi công, tuy nhiên nếu thi công sai thiết kế hoặc sai tiêu chuẩn, quy chuẩn là không được.
Hệ thống quản lý chất lượng tại công trường của nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 bạn có thể nghiên cứu thêm.

3.3. Nhà thầu thi công xây dựng thi công không đúng với biện pháp tổ chức thi công được duyệt thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 29 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Quy định cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với Nhà thầu thi công có hành vi thi công không đúng với biện pháp tổ chức thi công được duyệt.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nhà thầu thi công thực hiện đúng theo biện pháp tổ chức thi công đã được phê duyệt.

3.4. Năng lực nhà thầu thi công phải tương ứng cấp công trình không?

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 111 Luật Xây dựng, “Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng”.

Theo đó, nhà thầu khi thực hiện gói thầu phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, cấp công trình tương ứng với gói thầu do mình thực hiện.

Trên đây ACC đã chia sẻ tới quý khách hàng sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp quý vị hiểu hơn về lĩnh vực này và giúp ích trong quá trình tổ chức thi công công trình.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo