Sơ đồ quy trình giải quyết vụ án hình sự [Chi tiết 2023]

Sơ đồ giải quyết vụ án hình sự là một sự giản lượt và hệ thống lại quy định giải quyết vụ án hình sự đầy phức tạp theo quy định của pháp luật. Trong khi đó vấn đề một vụ án hình sự được giải quyết như thế nào là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Quy trình giải quyết vụ án hình sự

Quá trình giải quyết vụ án hình sự là một quá trình khó và phức tạp. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm và bản chất vấn đề của vụ án hình sự mà phương thức điều tra, thời gian giải quyết có thể kéo dài khác nhau. Tuy nhiên có thể gói gọn quy trình giải quyết vụ án hình sự gồm 04 giai đoạn chính: giai đoạn khởi tố vụ án hình sự; giai đoạn điều tra vụ án hình sự; truy tố vụ án hình sự; xét xử vụ án hình sự và thi hành án.

1. Khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của tố tụng hình sự, trong đó các cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Sơ đồ Giải Quyết Vụ án Hình Sự

Quý bạn đọc có thể xem chi tiết tại Thời hạn khởi tố vụ án hình sự được quy định thế nào?

2.Giai đoạn điều tra

Trong giai đoạn này các cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án.

- Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

- Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

  •  Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
  •  Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
  • Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
  •  Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

- Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định đã được nêu ở trên.

Quý đọc giả có thể xem thêm về:

Thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự

Quy định về giám định trong tố tụng hình sự

Hỏi cung bị can là gì? Quy định về hỏi cung bị can

3. Giai đoạn truy tố vụ án hình sự

Trong tố tụng hình sự, viện kiểm sát có nhiệm vụ thực hành quyền công tố nhà nước, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất đồng thời kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Quyền công tố nhà nước do viện kiểm sát thực hiện gồm nhiều quyền năng tố tụng, trong đó, quyền truy cứu trách nhiệm hình sự bị can ra trước toà án trong giai đoạn truy tố là quyền đặc trưng của viện kiểm sát. Quyền này được thực hiện bằng quyết định truy tố của viện kiểm sát sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố của cơ quan điều tra.

Kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng  Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

a) Truy tố bị can trước Tòa án;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Viện kiểm sát truy tố bị can bằng bản cáo trạng. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 07 ngày thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.

4. Giai đoạn xét xử

  • Xét xử sơ thẩm được hiểu là việc giải quyết một vụ án lần đầu theo thẩm quyền xét xử tuỳ từng tính chất, mức độ, lĩnh vực vi phạm khác nhau mà thẩm quyền giải quyết của tòa án cũng khác nhau. Trong gia đoạn xét xử sư thẩm vụ án hình sự, tòa án cấp sơ thẩm tiến hành giải quyết xử lí vụ án bằng việc ra bản án hoặc các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
  • Xét xử phúc thẩm sẽ do tòa án cấp trên trực tiếp (cấp xét xử thứ hai) của tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu luật pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
  • Ngoài ra còn cấp xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm

5. Những câu hỏi thường gặp.

Nội dung quyết định khởi tố vụ án bao gồm?

– Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
– Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
– Nội dung của văn bản tố tụng;
– Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.

Cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố vụ án?

– Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án. Trong trường hợp luật định.
– Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án.
– Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố; hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án. Nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án khi nào?

Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.

Cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay gồm những ai?

 Cơ quan điều tra;
Viện kiểm sát;
Tòa án.

Trên đây là nội dụng về sơ đồ giải quyết vụ án hình sự. Mọi thắc mắc cần giải đáp quý bạn đọc có thể liên hệ về công ty luật ACC để được hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo