Sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam là bảng tóm tắt tất cả những thành phần cấu thành nên hệ thống chính trị Việt Nam để người dân có được cái nhìn tổng quát hơn khi muốn tìm hiểu về hệ thống chính trị của đất nước. Nhìn chung sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam được xây dựng rất cụ thể, rõ ràng đảm bảo mang đến những giá trị thiệt thực cho người đọc, người nghiên cứu khi muốn tìm hiểu về hệ thống chính trị ở Việt Nam. Bài viết dưới đây về Sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam
I. Khái niệm hệ thống chính trị
Trong các xã hội có giai cấp, các giai cấp tùy vào khả năng và tương quan lực lượng của mình đều tìm cách để giành quyền lực nhà nước để hiện thực hóa lợi ích của giai cấp mình, trên cơ sở và nhân danh thực hiện mục tiêu chung của xã hội. Chính vì vậy, ở cách tiếp cận này, chính trị được khái quát là quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
Từ đó có thể hiểu, hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.
II. Sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị (hợp pháp) thực thi những chức năng nhất định trong xã hội, gồm có:
+ Đảng chính trị: Đảng cầm quyền là lực lượng chủ yếu thực thi quyền lực nhà nước, quyết định chính sách quốc gia. Các đảng khác (trong mô hình hệ thống chính trị có nhiều đảng) đóng vai trò hợp tác, tham gia phản biện, giám sát, kể cả tìm cách hạn chế, ngăn cản hoạt động của đảng cầm quyền nhằm bảo vệ lợi ích của đảng mình.
+ Nhà nước: được cấu thành bởi 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba cơ quan này thực thi quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước khác với quyền lực của các tổ chức chính trị khác ở tính “độc quyền cưỡng chế hợp pháp”.
+ Các tổ chức chính trị - xã hội: là những tổ chức của công dân được lập ra nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định, có thể tác động đến việc thực hiện quyền lực của Đảng cầm quyền, Nhà nước để bảo vệ lợi ích của tổ chức mình và lợi ích của các thành viên. Mức độ sự tác động này phụ thuộc vào vị trí, khả năng, nguồn lực của tổ chức đó trong xã hội.
Trong hệ thống đó, Đảng vừa là một bộ phận cấu thành, vừa là “hạt nhân” lãnh đạo, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Nhà nước pháp quyển của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, có chức năng thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, quản lý đất nước, bảo đảm độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị của các đảng phái, các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu cho các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện phản biện, giảm sát xã hội, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Các tổ chức chính trị – xã hội (còn gọi là đoàn thể nhân dân) do nhân dân lập ra để quy tụ, huy động mọi thành viên trong xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tham gia tích cực vào công việc nhà nước và xã hội, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
III. Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị
Trong xã hội có giai cấp, các chủ thể chính trị được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền, đồng thời thực hiện lợi ích của các chủ thể khác ở mức độ nhất định.
- Tính quyền lực: Hệ thống chính trị của bất kỳ chế độ, xã hội nào cũng là hệ thống tổ chức phân bổ và thực thi quyền lực chính trị của các chủ thể, lực lượng trong xã hội. Chẳng hạn, bên cạnh chủ thể nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước, còn có các chủ thể khác tham gia, tác động đến việc thực thi quyền lực nhà nước theo những cách thức nhất định, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong xã hội.
- Tính vượt trội: Hệ thống chính trị được xác lập và hoạt động theo các thể chế, luật lệ và cơ chế nhằm tạo ra sức mạnh, tính vượt trội của hệ thống. Theo đó, những tương tác có hại làm triệt tiêu động lực và kết quả hoạt động của nhau sẽ bị hạn chế, ngăn chặn, đồng thời cho phép và khuyến khích những tương tác mang tính hỗ trợ, hợp tác nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho các bên và cho xã hội.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận