Thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng đã không còn xa lạ với người dân hiện nay. Tuy nhiên, sổ đỏ đứng tên người đã chết có vay ngân hàng được không ? Để tìm hiểu vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của ACC Group

I. Sổ đỏ là gì
Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ, Sổ hồng.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
"Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất."
Tóm lại, Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có bìa màu đỏ.
II. Sổ đỏ đứng tên người đã chết có vay ngân hàng được không ?
1. Vay vốn ngân hàng bằng thế chấp sổ đỏ
Vay thế chấp sổ đỏ là cách gọi thông dụng cho hình thức mà người đi vay dùng quyền sử dụng đất ở, nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ) để làm tài sản thế chấp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng và không chuyển giao tài sản đó cho ngân hàng.
> Tim hiểu thềm về vay vốn ngân hàng bằng thế chấp sổ đỏ tại đây.
2. Sổ đỏ đứng tên người đã chết có vay ngân hàng được không ?
Khi một người đã chết mà chưa chia thừa kế, thì sổ đỏ vẫn được đứng tên của người đã chết. Khi đó, sổ đỏ vẫn được coi là thuộc sở hữu của người đã chết. Vì người chết thì không còn năng lực hành vi dân sự, không thể thực hiện các giao dịch, quyền, nghĩa vụ dân sự, không thể tự mình ký tên vào hợp đồng thế chấp, phiếu đăng ký thế chấp...
Mặc dù có thể sử dụng Sổ đỏ của người khác để thực hiện thế chấp cho người thứ ba vay vốn. Tuy nhiên ngân hàng không thể chấp nhận cho thế chấp sổ đỏ đứng tên người đã chết vì các lý do nêu trên.
Do đó, khi Sổ đỏ đứng tên người đã chết mà chưa chia thừa kế hoặc chưa đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ mang tên người sống (có thể là người thừa kế hoặc người khác thông qua giao dịch mua bán, tặng cho… với người thừa kế sau khi đã chia di sản là quyền sử dụng đất) sẽ không thể vay vốn tại ngân hàng.
III. Làm sao để vay ngân hàng bằng sổ đỏ đứng tên người đã chết
Như phân tích ở trên, nếu Sổ đỏ vẫn đứng tên người chết mà chưa thực hiện việc sang tên sổ đỏ, để lại di chúc thừa kế cho a thì không thể vay vốn ngân hàng. Đồng thời, các đơn vị công chứng không thể tiến hành công chứng hợp đồng thế chấp khi bên thế chấp là người đã mất.
Vì vậy để được thế chấp sổ đỏ đứng tên người đã chết tại ngân hàng, các đồng thừa kế phải tiến hành chia di chúc. Sau đó ngân hàng sẽ xem xét và thế chấp cho vay tiền. Thủ tục như sau:
1. Phân chia di sản thừa kế
Có hai hình thức phân chia di sản thừa kế là theo di chúc (nếu người chết có để lại di chúc) và theo pháp luật (nếu không có di chúc, có nhưng di chúc không có hiệu lực…) cụ thể:
Phân chia di sản thừa kế theo di chúc quy định tại Điều 659, Bộ luật dân sự 2015:
"1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản."
Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 660, Bộ luật dân sự 2015:
"1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia."
2. Thế chấp tại ngân hàng
Sau khi thực hiện phân chia di sản thừa kế, người thừa kế hợp pháp cần thực hiện thủ tục sang tên người đã chết thành tên mình trong sổ đỏ. Khi sổ đỏ đã mang tên mình, có thể thực hiện vày thế chấp bằng sổ đỏ tại ngân hàng theo thủ tục tại thông tư 39/2016/TT-NHNN. Hồ sơ gồm:
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn; sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận hộ khẩu…
- Giấy tờ về tài sản: Sổ đỏ hoặc sổ hồng.
- Phương án sử dụng vốn.
- Giấy tờ chứng minh khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay: Đăng ký kinh doanh, giấy mua hàng, hợp đồng mua chung cư, mua đất, mua xe ô tô…
- Các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của tổ chức tín dụng.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và phê duyệt các khoản vay theo quy định riêng của từng ngân hàng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về bài viết Sổ đỏ đứng tên người đã chết có vay ngân hàng được không? do ACC cung cấp đến các bạn. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung bài viết, cần tư vấn về Sổ đỏ đứng tên người đã chết có vay ngân hàng được không ?; vui lòng liên hệ với chúng tôi qua webite: https://accgroup.vn/
Nội dung bài viết:
Bình luận