Sở ban ngành là gì? Thông tin cần biết về sở ban ngành

Trong vấn đề quản lý hành chính nhà nước, không thể không nhắc đến cụm từ sở ban ngành. Vậy sở ban ngành là gì? Sở ban ngành có những chức năng, nhiệm vụ như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Sở ban ngành là gì
Sở ban ngành là gì?

1. Sở ban ngành là gì?

Sở ban ngành là một cụm từ để chỉ các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong đó, Sở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ban, ngành, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm các ban, đơn vị thuộc khối an ninh-tư tưởng, đơn vị thuộc khối tư pháp, tài chính... không thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các ban, ngành được thành lập với mục đích tham mưu, quản lý lĩnh vực đặc thù được nhà nước quy định và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công và ủy nhiệm.

Mỗi ban, ngành, đơn vị có nhiệm vụ đặc thù riêng, thường ít chồng chéo lên nhau. Các cơ quan này thường độc lập so với cơ quan cấp trên.

2. Các sở thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương như sau:

1. Sở Nội vụ

2. Sở Tư pháp

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

4. Sở Tài chính

5. Sở Công Thương

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7. Sở Giao thông vận tải

8. Sở Xây dựng

9. Sở Tài nguyên và Môi trường

10. Sở Thông tin và Truyền thông

11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

12. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

13. Sở Khoa học và Công nghệ

14. Sở Giáo dục và Đào tạo

15. Sở Y tế

16. Thanh tra tỉnh

17. Văn phòng Ủy ban nhân dân

Tại một số địa phương, một số sở đặc thù khác được thành lập như:

1. Sở Ngoại vụ

2. Ban Dân tộc

3. Sở Quy hoạch - Kiến trúc (được thành lập ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh)

3. Các ban, ngành, đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Phụ thuộc vào từng địa phương mà sẽ thành lập các ban, ngành, đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân tương ứng với đặc thù của địa phương đó.

Ví dụ, các ban, ngành, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hiện nay bao gồm: Ban Quản lý đường sắt Đô thị Hà Nội, Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội, Ban Quản lý hạ tầng tả ngạn, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới, Công an thành phố Hà Nội, Ban Quản lý Dự án trọng điểm phát triển Đô thị, Quỹ Đầu tư phát triển đất thành phố, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Cục thống kê thành phố Hà Nội, Cục thuế thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố, Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Thanh tra Nhà nước thành phố Hà Nội.

Các ban, ngành, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình hiện nay bao gồm: BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý Khu Kinh tế, BQL Dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo (SRDP), BQL Dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Bảo hiểm xã hội, Công an tỉnh, Cục Thống kê, Cục thuế, Cục Thi hành án dân sự, Cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường, Đài Phát thanh – Truyền hình, Kho Bạc Nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát, Trường Đại học Quảng Bình, Trường Chính trị, Trường Cao đẳng nghề, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công Nông Nghiệp, Trường Cao đẳng Y tế, Quỹ phát triển đất, Công ty Cổ phần Cấp nước Quảng Bình.

Tùy vào chức năng và nhiệm vụ người đứng đầu các ban, ngành, đơn vdị trực thuộc có quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau.

4. Những câu hỏi thường gặp.

4.1. Sở là gì?

Sở là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương theo ngành hoặc lĩnh vực công tác và đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước theo ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.

4.2. Cơ cấu tổ chức của sở?

Cơ cấu tổ chức của sở, gồm:

- Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Thanh tra (nếu có);

- Văn phòng (nếu có);

- Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có);

- Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).

4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân là gì?

UBND ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu. Đầy là cơ quan chấp hành của HĐND, đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Do vậy, UBND phải chịu trách nhiệm trước cả HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Nhiệm vụ của UBND là tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. Tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Theo Điều 8, 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, UBND gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Số lượng cụ thể Phó Chủ tịch UBND các cấp do Chính phủ quy định.

Ngoài ra, UBND còn có các cơ quan chuyên môn được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.

4.4. Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND). Các cơ quan này được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Trên đây là những giải đáp về Sở ban ngành là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về khái niệm Sở ban ngành là gì và các vấn đề khác có liên quan. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:

• Hotline: 19003330

• Zalo: 084 696 7979

• Gmail: [email protected]

✅ Kiến thức: Sở ban ngành là gì
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo