Hiện nay, các ứng dụng giao hàng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, thu hút một lượng lớn người tham gia với vai trò là tài xế (shipper). Đây là một nhóm đối tượng lao động mới nên có những vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân còn tương đối mông lung. Họ đều có chung thắc mắc là Shipper có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Ở bài viết này. Luật ACC sẽ đưa ra những phân tích pháp lý làm cơ sở để trả lời thắc mắc này của quý bạn đọc.
Shipper có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không ?
1.Thuế thu nhập cá nhân là gì ?
Thuế là một khoản thu bắt buộc vào ngân sách nhà nước, được pháp luật quy định rõ ràng với các tổ chức kinh tế và các thành viên trong xã hội. Nộp thuế là nghĩa vụ phải thực hiện của các chủ thể thuộc đối tượng đóng thuế theo quy định. Một trong các loại thuế góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ngân sách nhà nước là thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:
- Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)
- Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập
2. Shipper có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Theo thông tư 40/2021/TT-BTC (Thông tư 40) do Bộ Tài chính ban hành vào ngày 01.06.2021 hướng dẫn về thuế Giá trị gia tăng (thuế GTGT), thuế Thu nhập cá nhân (thuế TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh, từ ngày 01.08.2021, Thuế TNCN trên các khoản tiền thưởng theo doanh thu (hay còn gọi là Thưởng ngày) được khấu trừ theo tỷ lệ 1.5% trên tổng tiền thưởng theo doanh thu (nếu có, tăng 0,5% so với năm 2021). Đối tượng nộp thuế là tất cả Tài xế có tổng thu nhập trong năm đạt từ 100 triệu đồng trở lên.
Như vậy để xác định một shipper có phải nộp thuế hay không ta cần căn cứ vào thu nhập từ hoạt động hợp tác với doanh nghiệp
Ở đây ta Chia làm 2 trường hợp
Trường hợp 1: Shipper có thu nhập từ hoạt động hợp tác với doanh nghiệp lớn hơn 100 triệu /năm
Tổng thu nhập = Tổng doanh thu hợp tác (hay còn gọi là Tổng tiền phí giao hàng Tài xế thực nhận) + Tổng các khoản tiền thưởng.
Đối với doanh thu phát sinh trong giai đoạn từ 01/01/2021- 31/07/2021:
– Thuế TNCN trên tổng doanh thu hợp tác: Tài xế nộp thuế TNCN theo tỷ lệ 1,5% trên tổng doanh thu hợp tác.
– Thuế TNCN trên các khoản tiền thưởng: Tài xế nộp thuế TNCN theo tỷ lệ 1% trên tiền thưởng.
Đối với doanh thu phát sinh trong giai đoạn từ 01/08//2021 trở đi theo thông tư 40:
– Thuế TNCN trên tổng doanh thu hợp tác và các khoản tiền thưởng: tài xế nộp thuế TNCN theo tỷ lệ 1.5% trên tổng doanh thu hợp tác và tổng tiền thưởng.
Trường hợp 1: Shipper có thu nhập từ hoạt động hợp tác với doanh nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng 100 triệu /năm
– Không tính thuế
Dựa theo nội dung:
(i) Điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính
(ii) Số thứ tự 3, Phụ lục 01 Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 06 năm 2021 của Bộ Tài chíinh
(iii) Quy định tại điểm c, khoản 5, Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020 (“NĐ 126”).
Theo đó, các đối tác tài xế công nghệ - được quy định theo Thông tư 40 là những người có hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp vận tải có trách nhiệm khai thay thuế giá trị gia tăng với toàn bộ doanh thu hợp tác - sẽ chịu mức thuế thu nhập cá nhân là 1,5% (chỉ áp dụng với đối tác có doanh thu trên 100 triệu đồng một năm). Khoản tiền thưởng của tài xế không chịu thuế giá trị gia tăng.
Quy định đóng thuế thu nhập cá nhân được nêu cụ thể theo Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, việc khấu trừ thuế đối với một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất một thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức nộp thuế thì cá nhân có thể làm cam kết (mẫu 08/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC (thay thế Mẫu 02/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi tổ chức chi trả thu nhập để làm căn cứ tạm thời chưa thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết này, tổ chức chi trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức chi trả thu nhập tổng hợp danh sách thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế để nộp cho cơ quan thuế.
Lưu ý: Cá nhân làm bản cam kết phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, tính chính xác của bản cam kết. Nếu có sự gian lận, cá nhân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều kiện làm cam kết không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (mẫu 08/CK-TNCN)
- Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
- Có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên.
- Chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế (nếu làm ở 02 nơi trở lên sẽ không được làm bản cam kết).
- Ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.
Bài viết này được xây dựng dựa trên mong muốn cung cấp những thông tin cần thiết đến cho quý bạn đọc, đặc biệt là đối tượng tài xế (shipper) từ đó giúp họ giải đáp băn khoăn Shipper có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Nếu còn bất ký thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc vấn đề pháp lý khác, bạn vui long liên hệ với Luật ACC để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận