Séc tiền mặt là gì? (Cập nhật 2024)

Trong rất nhiều giao dịch, thanh toán có thể sử dụng séc, séc tiền mặt. Vậy séc tiền mặt là gì? Pháp luật quy định như thế nào về séc tiền mặt? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết sau của Công ty Luật ACC để biết thêm chi tiết.

séc tiền mặt là gì

séc tiền mặt là gì

Cơ sở pháp lý

Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005

Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

1. Séc tiền mặt là gì?

- Theo Thông tư 22/2015/TT-NHNN thì séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

- Séc tiền mặt (séc ngân hàng) là séc do ngân hàng phát hành. Người thụ hưởng séc sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp séc đã bị gian lận. Gọi là séc tiền mặt vì séc có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay.

2. Nội dung trên séc tiền mặt

Theo Điều 58 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 thì séc tiền mặt có những nội dung sau:

- Mặt trước séc có các nội dung:

+ Từ "Séc" được in phía trên séc;

+ Số tiền xác định;

+ Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát;

+ Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ;

+ Địa điểm thanh toán;

+ Ngày ký phát;

+ Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát.

=> Séc thiếu một trong các nội dung trên thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát.

- Ngoài các nội dung trên, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý của các bên như số hiệu tài khoản mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa chỉ của người bị ký phát và các nội dung khác.

- Trường hợp séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của Trung tâm thanh toán bù trừ séc.

- Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc.

- Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán.

3. Xử ký trường hợp mất, hư hỏng séc tiền mặt

Căn cứ Thông tư 22/2015/TT-NHNN.

* Mất séc

- Người ký phát làm mất séc: Người làm mất thông báo bằng văn bản hoặc hình thức khác theo thỏa thuận cho người bị ký phát;

- Người hưởng thụ làm mất séc: Thông báo mất séc ngay bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thỏa thuận cho người bị ký phát; đồng thời thông báo cho người ký phát để yêu cầu người ký phát ra thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đã mất cho người bị ký phát.

- Sau khi thông báo mất séc: nếu tờ séc đó chưa được xuất trình để thanh toán có quyền yêu cầu người ký phát ký phát lại tờ séc có cùng nội dung với tờ séc đã mất và người ký phát có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu này.

Người bị ký phát khi nhận được thông báo về việc tờ séc bị mất, phải kiểm tra ngay các thông tin về tờ séc bị mất, và theo dõi séc đã được thông báo mất.

Người bị ký phát không được thanh toán tờ séc đã được báo mất. Khi tờ séc đã được báo mất được xuất trình đòi thanh toán, người bị ký phát có trách nhiệm lập biên bản giữ lại tờ séc đó và thông báo cho người ra thông báo mất séc đến giải quyết.

- Người bị ký phát không chịu trách nhiệm về các thiệt hại do việc lợi dụng tờ séc bị mất gây ra, nếu trước khi nhận được thông báo mất séc, tờ séc đó đã được xuất trình và thanh toán đúng quy định.

Nếu sau khi có thông báo mất séc mà người bị ký phát vẫn thanh toán cho tờ séc đó thì người bị ký phát chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng.

- Người bị ký phát có trách nhiệm lưu giữ thông tin về séc bị báo mất và thông báo bằng văn bản cho Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.

* Hư hỏng séc

- Khi tờ séc bị hư hỏng, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người ký phát ký phát lại tờ séc có cùng nội dung để thay thế.

- Người ký phát séc có nghĩa vụ ký phát lại tờ séc sau khi nhận được tờ séc bị hư hỏng nếu tờ séc còn đủ thông tin hoặc bằng chứng xác định người có tờ séc bị hư hỏng là người thụ hưởng hợp pháp của tờ séc bị hư hỏng.

Trên đây là những thông tin về nội dung séc tiền mặt là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo