Sao kê ngân hàng là gì? Thủ tục để lấy sao kê ngân hàng.

Sử dụng thẻ ngân hàng và các dịch vụ liên quan của ngân hàng đang rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên giao dịch gặp các vấn đề trục trặc mà sẽ cần biết toàn bộ lịch sử giao dịch sẽ cần tới sao kê. Vậy “ Sao kê ngân hàng là gì?”, “Các thủ tục lấy như thế nào?” bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Sao kê ngân hàng là gì?Thủ tục để lấy sao kê ngân hàng.

Sao kê ngân hàng là gì?Thủ tục để lấy sao kê ngân hàng.

1. Sao kê ngân hàng là gì?

    Sao kê ngân hàng là một bản ghi chép chi tiết về các giao dịch được thực hiện trên tài khoản ngân hàng của cá nhân hoặc tổ chức bao gồm cả các giao dịch tín dụng ra và vào tài khoản. Thông tin trên sao kê bao gồm thời điểm phát sinh giao dịch, nội dung của giao dịch, số tiền được giao dịch, và các thông tin liên quan khác. Việc truy xuất sao kê tài khoản ngân hàng thường chỉ được thực hiện khi có yêu cầu từ chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền hợp pháp.

Các ngân hàng thường cung cấp sao kê theo ba hình thức chính, cụ thể sau:

  • Sao kê trực tiếp: Đây là hình thức mà khách hàng đến trực tiếp các chi nhánh của ngân hàng để yêu cầu sao kê. Bản sao kê được cung cấp sau khi yêu cầu được xác nhận bằng dấu mộc đỏ của ngân hàng và có giá trị pháp lý.
  • Sao kê trực tuyến (online): Hình thức này thường được thực hiện thông qua các dịch vụ Internet Banking hoặc Mobile Banking. Khách hàng có thể tra cứu và kiểm tra lịch sử giao dịch của tài khoản mọi lúc mọi nơi thông qua hệ thống trực tuyến. Tuy nhiên, bản sao kê trực tuyến thường không có giá trị pháp lý và chỉ mang tính chất tham khảo.
  • Sao kê tại trụ ATM: Để thực hiện sao kê tại trụ ATM, khách hàng cần đến trụ ATM của ngân hàng phát hành. Bản sao kê được in ra từ trụ ATM nhưng thường không có giá trị pháp lý như sao kê được cung cấp trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng.

2. Phân loại sao kê ngân hàng.  

    Sao kê ngân hàng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:

  •  Theo nội dung có các sao kê như Sao kê giao dịch liệt kê tất cả các giao dịch tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định và sao kê số dư là cung cấp thông tin về số dư tài khoản tại một thời điểm cụ thể.
  • Theo phương thức lấy sao kê trực tiếp là lấy sao kê tại quầy giao dịch ngân hàng. Sao kê online là việc lấy sao kê qua ứng dụng ngân hàng hoặc website. Và sao kê qua email là yêu cầu ngân hàng gửi sao kê qua email.
  • Theo thời gian là việc lấy sao kê theo ngày, sao kê theo tháng, sao kê theo quý, sao kê theo năm. 
  •  Theo loại tài khoản như sao kê tài khoản thanh toán, sao kê tài khoản tiết kiệm hay sao kê tài khoản vay. 

Ngoài ra, một số ngân hàng còn cung cấp các loại sao kê chuyên biệt khác  như sao kê giao dịch ngoại hối, sao kê giao dịch chứng khoán. 

Sao kê ngân hàng (Hình ảnh minh hoạ)

Sao kê ngân hàng (Hình ảnh minh hoạ)

3. Thủ tục để lấy sao kê ngân hàng.

    Thủ tục sao kê ngân hàng là quy trình mà khách hàng phải tuân thủ để nhận bản sao chi tiết về lịch sử giao dịch của tài khoản ngân hàng của mình. Trong thực tế, việc này được thực hiện thông qua một số phương thức khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu và sự tiện lợi của khách hàng.

  • Một trong những cách phổ biến nhất là sao kê trực tiếp tại các chi nhánh của ngân hàng. Trong quá trình này, khách hàng đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng phát hành và yêu cầu sao kê tài khoản. Tại đây sẽ  cần cung cấp giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và một số thông tin liên quan khác theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng. Sau đó, khách hàng cần cung cấp khoảng thời gian muốn sao kê và nhận bảng sao kê từ ngân hàng.
  • Ngoài ra, khách hàng cũng có thể thực hiện sao kê ngân hàng thông qua các kênh trực tuyến. Ví dụ, một số ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet Banking hoặc Mobile Banking, cho phép khách hàng tra cứu lịch sử giao dịch của tài khoản mọi lúc mọi nơi. Điều này tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng, nhưng bản sao kê này thường không có giá trị pháp lý như sao kê được cung cấp trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng.
  • Một phương thức khác là sao kê tài khoản tại các trụ ATM của ngân hàng. Khách hàng có thể đến các trụ ATM gần nhất của ngân hàng phát hành, chọn tính năng "Sao kê" và làm theo hướng dẫn trên màn hình để nhận bản sao kê.

4. Phí khi sao kê ngân hàng. Lợi ích của việc sử dụng sao kê ngân hàng.

    Phí sao kê của mỗi ngân hàng là khác nhau, sẽ thay đổi theo chính sách và từng giai đoạn của mỗi ngân hàng. Các ngân hàng đều thu phí cho dịch vụ này nên không giới hạn phí dịch vụ đó.  

Ví dụ như Ngân hàng Techcombank mức phí in sao kê tiếng Việt theo yêu cầu là 50.000đ cho bản sao kê lần đầu và 10.000 VNĐ với mỗi bản tiếp theo. Đối với sao kê tiếng Anh, mức phí là 100.000 VNĐ cho bản đầu tiên và 50.000 VNĐ cho những lần tiếp khi giao dịch tại quầy….

Hay phí sao kê  tại Ngân hàng Vietcombank, phí sao kê căn cứ theo: In sao kê định kỳ một lần một tháng hay nhiều lần một tháng. Sao kê các giao dịch phát sinh trong vòng 1 năm hay trên 1 năm kể từ ngày yêu cầu. Định kỳ theo yêu cầu của khách hàng: Hàng tháng (Số lần quy định/tháng), Hàng tuần (Số lần quy định/tuần) và Hàng ngày. 

Ngoài ra, một số ngân hàng khách hàng VIP sẽ được miễn phí toàn bộ chi phí sao kê. 

  • Lợi ích của việc sử dụng sao kê ngân hàng.
  •  Theo dõi tình hình tài chính: Sao kê ngân hàng giúp bạn theo dõi chi tiết các khoản chi tiêu, thu nhập và số dư tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, bạn có thể đánh giá được tình hình tài chính của bản thân và đưa ra kế hoạch chi tiêu hợp lý.
  •  Phát hiện gian lận: Sao kê ngân hàng giúp bạn phát hiện các giao dịch bất thường hoặc gian lận trong tài khoản của mình. Ví dụ, bạn có thể phát hiện ra các khoản tiền bị trừ mà bạn không thực hiện hoặc các khoản tiền được chuyển đến tài khoản mà bạn không quen biết.
  • Làm bằng chứng: Sao kê ngân hàng có thể được sử dụng làm bằng chứng cho các mục đích pháp lý hoặc tài chính. Ví dụ, bạn có thể sử dụng sao kê ngân hàng để chứng minh thu nhập của mình khi vay vốn ngân hàng hoặc để giải quyết tranh chấp tài chính.
  • Lợi ích khác: Sao kê ngân hàng có thể giúp bạn quản lý ngân sách hiệu quả: Theo dõi chi tiêu và điều chỉnh ngân sách phù hợp. Chuẩn bị hồ sơ vay vốn, khai thuế. 
Sao kê ngân hàng (Hình ảnh minh hoạ)

Sao kê ngân hàng (Hình ảnh minh hoạ)

5. Những trường hợp nào có thể yêu cầu sao kê?

    Tại Điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP có quy định những trường hợp được cung cấp thông tin của khách hàng sau: 

  • - Theo quy định pháp luật: Nếu tổ chức hoặc cá nhân khác yêu cầu thông tin khách hàng mà có quy định cụ thể tại bộ luật, luật, hoặc nghị quyết của Quốc hội, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin đó.
  • - Có sự chấp thuận từ khách hàng: Trong trường hợp không có quy định cụ thể tại pháp luật, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp thông tin khách hàng khi đã có sự chấp thuận bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.
  • - Yêu cầu từ chính khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp: Tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó khi có yêu cầu từ phía họ.

6. Thẩm quyền ký văn bản yêu cầu ngân hàng cung cấp bảng sao kê. 

      Theo Điều 10 của Nghị định 117/2018/NĐ-CP, các cá nhân sau đây được ủy quyền để ký văn bản yêu cầu cung cấp thông tin sao kê khách hàng từ tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài như: 

  • Các cán bộ thanh tra và kiểm toán: Bao gồm Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra các cơ quan thanh tra từ cấp trung ương đến cấp địa phương; Tổng Kiểm toán nhà nước và các cấp cán bộ kiểm toán nhà nước.
  • Các cán bộ kiểm sát và tòa án: Gồm các Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên của VKSND các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán và Thẩm tra viên của các Tòa án nhân dân các cấp.
  • Các cán bộ điều tra hình sự và công an nhân dân: Bao gồm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan điều tra hình sự, cấp trưởng và cấp phó của các đơn vị nghiệp vụ trong công an nhân dân.
  • Các cán bộ thi hành án và hải quan: Gồm các Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan thi hành án, cấp trưởng và cấp phó của các đơn vị thi hành án, cùng với cán bộ thuộc Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế cùng các đơn vị trực thuộc.
  • Các cá nhân khác của cơ quan nhà nước: Được quy định cụ thể bởi pháp luật và có thẩm quyền ký văn bản của cơ quan nhà nước liên quan.

Tuy nhiên, việc yêu cầu cung cấp thông tin sao kê khách hàng phải tuân thủ đúng quy định và có sự ủy quyền hợp pháp từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là tất cả những nội dung về sao kê ngân hàng cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về dịch vụ sao kê Ngân hàng và các vấn đề xoay quanh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:



Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo