Việc sang tên phải được tiến hành trong một thời hạn Luật định và quá thời hạn thì sẽ chịu chế tài hành chính về hành vi của mình. Vậy nếu như Sang tên xe trễ phạt bao nhiêu? Mức phạt cụ thể như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!
Một điều luật sẽ có ý nghĩa trên thực tế hơn khi có một chế tài xử phạt. Do đó, việc không thực hiện quy định về sang tên xe, sang tên xe trễ sẽ chịu chế tài hành chính quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trong bài viết dưới đây, để nhằm đưa lại kiến thức cho chủ thể về vấn đề này, chúng tôi sẽ trích dẫn quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cho quý khách hàng, cụ thể là sang tên xe trễ phạt bao nhiêu!
Mua xe cũ phải sang tên là một thủ tục bắt buộc
Chậm sang tên xe máy phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Việt Nam, người mua xe cũ phải thực hiện thủ tục sang tên trong vòng 30 ngày kể từ ngày mua. Nếu vi phạm, sẽ bị phạt từ 800,000 đến 1,200,000 đồng. Cần lưu ý rằng, mức phạt có thể thay đổi tùy vào quy định mới của pháp luật.
1. Sang tên xe trễ phạt bao nhiêu? Mức phạt cụ thể như thế nào?
Thời hạn sang tên xe tại Thông tư 58/2020/TT-BCA được quy định bao gồm:
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho tổ chức, cá nhân:
- Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe;
- Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe; Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.
Tiếp đó, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.
Như vậy, thời hạn tối đa để sang tên xe là 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho tổ chức, cá nhân.
Mức phạt cụ thể của hành vi này được quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông và đường sắt:
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
Như vậy, việc sang tên xe trễ sẽ bị phạt tiền với mức cụ thể từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức
2. Một số vi phạm hành chính khác trong hoạt động sang tên xe xe
Bên cạnh đó, những mức phạt sang tên xe khác đang chú ý có thể kể đến là:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô và buộc phải làm thủ tục đăng ký xe, đăng ký sang tên
Ngoài ra, những hành vi vi phạm về đăng ký xe khác cũng được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông và đường sắt
3. Các câu hỏi thường gặp về sang tên xe
Chuẩn bị giấy tờ để mua bán xe máy gồm những gì?
Để thực hiện thủ tục sang tên xe máy, trước hết hai bên cần làm thủ tục mua bán xe máy, bên bán và bên mua đều cần chuẩn bị sẵn một số giấy tờ:
Bên bán chuẩn bị:
- Giấy tờ xe bản chính;
- CMND/Căn cước công dân bản chính;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân; Giấy chứng nhận kết hôn nếu đã kết hôn.
Nếu không thể tự mình tiến hành việc mua bán xe, người bán có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay bằng Hợp đồng uỷ quyền có công chứng.
Bên mua chuẩn bị:
- CMND/Căn cước công dân bản chính.
Hợp đồng mua bán xe có cần công chứng?
Theo điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA, giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe.
Do đó, hợp đồng mua bán xe máy phải được công chứng hoặc chứng thực.
Nộp lệ phí trước bạ sang tên xe máy
Sau khi thực hiện xong việc công chứng Hợp đồng mua bán xe, bạn cần nộp lệ phí trước bạ cho cơ quan nhà nước.
Thực hiện sang tên xe cũ như thế nào?
Đây là bước cuối cùng, thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 58 do Bộ Công an ban hành năm 2020:
Trường hợp sang tên trong cùng tỉnh
Bên bán: Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe.
Lúc này, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi đăng ký xe và cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe.
Lưu ý: Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.Bên mua tiến hành đăng ký sang tên chủ xe
Tham khảo thêm tại:
Toàn bộ thông tin trên được cập nhật mới nhất theo quy định của Luật năm 2021. Hy vọng các thông tin bổ ích trên sẽ đáp ứng được thắc mắc của quý khách hàng về sang tên xe trễ phạt bao nhiêu? Mức phạt cụ thể như thế nào? Bên cạnh tư vấn sang tên xe, Luật ACC cũng tư vấn các nội dung pháp luật khác như cấp mới, cấp lại giấy tờ xe, soạn thảo hợp đồng xe. Để biết thêm chi tiết, liên hệ với chúng tôi qua các thông tin bên dưới, đội ngũ nhân viên tư vấn sẽ giải đáp quý khách qua phương thức liên lạc bên dưới:
- Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!