Sản xuất mỹ phẩm xà phòng chất tẩy rửa làm bóng và chế phẩm vệ sinh (Cập nhật 2024)

Sản xuất mỹ phẩm xà phòng chất tẩy rửa làm bóng và chế phẩm vệ sinh luôn là những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc kinh doanh các mặt hang xà phòng, chất tẩy rửa và chế phẩm vệ sinh cần những điều kiện gì? Hay thủ tục đăng ký kinh doanh ra sao thì nhiều tổ chức, cá nhân vẫn chưa nắm được cụ thể. Sau đây ACC sẽ tư vấn cho các vấn những vấn đề liên quan đến “Sản xuất mỹ phẩm xà phòng chất tẩy rửa làm bóng và chế phẩm vệ sinh”

Sản xuất mỹ phẩm xà phòng chất tẩy rửa làm bóng và chế phẩm vệ sinh
Sản xuất mỹ phẩm xà phòng chất tẩy rửa làm bóng và chế phẩm vệ sinh

1. Ngành nghề sản xuất mỹ phẩm xà phòng chất tẩy rửa làm bóng và chế phẩm vệ sinh

Nhóm ngành sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh gồm những hoạt động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:

2023: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

20231: Sản xuất mỹ phẩm

Nhóm này gồm:

  • Nước hoa và nước vệ sinh,
  • Chất mỹ phẩm và hoá trang,
  • Chất chống nắng và chống rám nắng,
  • Thuốc chăm sóc móng tay, móng chân,
  • Dầu gội đầu, keo xịt tóc, thuốc làm sóng tóc và ép tóc,
  • Kem đánh răng và chất vệ sinh răng miệng bao gồm thuốc hãm màu răng giả,
  • Thuốc cạo râu, bao gồm thuốc dùng trước và sau khi cạo râu,
  • Chất khử mùi và muối tắm,
  • Thuốc làm rụng lông.

20232: Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

Nhóm này gồm:

  • Sản xuất xà phòng dạng bánh;
  • Sản xuất giấy, đồ chèn lót, đồ nỉ... được bọc hoặc phủ xà phòng hoặc chất tẩy rửa;
  • Sản xuất glixerin thô;
  • Sản xuất chất hoạt động bề mặt như:
    • Bột giặt dạng lỏng hoặc cứng và chất tẩy rửa,
    • Nước rửa bát,
    • Nước xả quần áo và chất làm mềm vải.
  • Sản xuất sản phẩm tẩy rửa và đánh bóng:
    • Chất làm nước hoa hoặc chất xịt phòng,
    • Chất tẩy nhân tạo, tẩy lông,
    • Chất đánh bóng và xi cho sản phẩm da,
    • Chất đánh bóng dùng cho gỗ,
    • Chất đánh bóng cho thủy tinh, kim loại.
    • Bột nhão hoặc bột khô để lau chùi các sản phẩm bao gồm: Giấy, đồ chèn lót, đồ nỉ, dạ, phớt, bông.

2. Điều kiện sản xuất mỹ phẩm xà phòng chất tẩy rửa làm bóng và chế phẩm vệ sinh

  • Về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học và chuyên ngành khác có liên quan, đáp ứng được yêu cầu công việc.
  • Về cơ sở sản xuất mỹ phẩm: phải có địa điểm, diện tích, trang thiết bị vật tư đáp ứng được dây chuyền sản xuất, đáp ứng được việc sản xuất từng loại mỹ phẩm tương ứng. Kho đóng gói, bảo quản, nguyên vật liệu phải được cất giữ, bảo quản, đóng gói và thành phẩm đúng quy cách.
  • Về hệ thống quản lý chất lượng: nguyên vật liệu dùng để sản xuất phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất. Nước phải  đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Có bộ phận kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu, sản phẩm đã được đóng gói và phải có hệ thống lưu trữ các tư liệu.

Ngoài ra còn các vấn đề đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.

3. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân (bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu)
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh), danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần).
  • Bản sao giấy tờ cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân; Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất tại Sở công thương.

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của từng cơ sở kinh doanh hóa chất nguy hiểm;
  • Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu;
  • Bản kê khai địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định tại Điều này và được cấp chung một Giấy chứng nhận;
  • Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh.
  • Bản kê khai nhân sự gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;

4. Thủ tục sản xuất mỹ phẩm xà phòng chất tẩy rửa làm bóng và chế phẩm vệ sinh

Thành lập doanh nghiệp

  • Địa điểm nộp hồ sơ:Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư.
  • Phương thức nộp:Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
    • Nộp hồ sơ trực tiếp: Cá nhân có nhu cầu thành lập nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
    • Nộp hồ sơ qua mạng; Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí. Khách hàng có thể thực hiện việc nộp hồ sơ qua mạng theo hướng dẫn của Sở kế hoạch đầu tư.
  • Thời gian tiếp nhận và giải quyết: 03 ngày làm việc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo