Sàn thương mại điện tử tiếng anh là gì?

Nếu như trước đây hoạt động trao đổi, mua bán diễn ra thông qua quá trình gặp gỡ trao đổi trực tiếp thì hiện nay hoàn toàn khác. Chỉ với một vài cú click chuột hay thao tác lướt trên Smartphone thông qua website thương mại điện tử là mọi người có thể mua được hàng hóa cần thiết. Chính vì sự đơn giản và dễ dàng khi kinh doanh trên sàn TMĐT nên trên sàn thương mại điện tử ngày càng có nhiều người bán, nhiều loại hàng hóa với công nghệ, giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên bạn có hiểu rõ sàn thương mại điện tử là gì? Sàn thương mại điện tử tiếng anh là gì?Có quy định gì khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử không? Sau đây mời bạn đọc đi tìm hiểu cùng Luật ACC nhé!

Sàn thương mại điện tử tiếng anh là gì?

Sàn thương mại điện tử tiếng anh là gì?

I. Sàn thương mại điện tử tiếng anh là gì?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Thuật ngữ thương mại điện tử được dịch sang tiếng Anh là Electronic Commerce và được viết tắt là E Commerce, E-comm hoặc EC.
Còn hoạt động thương mại điện tử tiếng Anh là E-commerce activity và được định nghĩa đầy đủ như sau: E-commerce activity means conducting part or the whole of the process of commercial activity by electronic means connected to the Internet, mobile telecommunications network or other open networks.
>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Trang thương mại điện tử tiếng anh là gì? hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Trang thương mại điện tử tiếng anh là gì?

II. Hình thức hoạt động động của sàn thương mại điện tử

Sàn giao dịch thương mại điện tử là một thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là trong thời buổi việc trao đổi, buôn bán online diễn ra ngày càng phổ biến như hiện nay. Sàn thương mại điện tử được hiểu là một kênh bán hàng trực tuyến được nhiều người bán hàng, chủ shop bán hàng hay các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, sản phẩm hàng hóa ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất; là biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại. Các nền tảng thương mại điện tử ra đời như một giải pháp hữu ích và thiết thực cho người tiêu dùng. Tạo môi trường giao dịch, mua bán trực tuyến thuận tiện cho cả người bán và người mua.

Theo Khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP, sàn giao dịch thương mại điện tử được định nghĩa là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Thuật ngữ sàn giao dịch thương mại điện tử được dịch sang nghĩa tiếng Anh là E-commerce trading floor hoặc E-Commerce Exchange. Và được định nghĩa đầy đủ như sau: E-commerce trading floor is an e-commerce website permitting traders, organizations and individuals that are not the website owner to conduct part or the whole of the process of buying and selling goods or services on that website.

Một số sàn giao dịch thương mại điện tử đang thịnh hành và phát triển tại Việt Nam hiện nay như: Shopee, Lazada, Sendo, Tiki….

Căn cứ theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định về thương mại điện tử thì sàn giao dịch điện tử bao gồm các hình thức hoạt động sau:

Các trang Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày và giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ trên đó.
Các trang Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để có thể trưng bày, giới thiệu các loại hàng hóa, dịch vụ.
Các trang Website trong chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ.
Ngoài ra còn có các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Sàn thương mại điện tử tiếng anh là gì?

Sàn thương mại điện tử tiếng anh là gì?

III. Đặc điểm của sàn thương mại điện tử

  • Sàn giao dịch thương mại điện tử là hình thức mà tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hoạt động với tư cách là người môi giới.
  • Có rất nhiều phương thức giao dịch tại sàn giao dịch điện tử.
  • Thiết lập các quy tắc cho các thành viên của sàn và có thể áp dụng các hình phạt đối với các thành viên vi phạm.
  • Số lượng người mua, người bán và nhà cung cấp tham gia rất lớn.
  • Người tham gia có thể là người bán, người mua hoặc cả hai.
  • Thể hiện mối quan hệ cung cầu hàng hóa của thị trường. Giá hình thành trên sàn giao dịch thương mại điện tử là giá chung cho sản phẩm trên thị trường.
  • Tất cả các quá trình giao dịch mua bán, đàm phán, thương lượng và thanh toán đều được thực hiện trực tuyến trên Internet
  • Người mua, người bán có thể tham gia giao dịch tại sàn mọi lúc mọi nơi.
  • Hàng hóa và dịch vụ được giao dịch rất đa dạng và phong phú, cả vô hình và hữu hình.
  • Thực hiện trao đổi thông tin và kết nối khách hàng.
  • Thành viên tham gia sàn giao dịch được khai thác thông tin về thị trường, sản phẩm, chính sách …

IV. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử

Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử​ phải được thể hiện trên trang chủ của website. Quy chế hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử phải bao gồm các nội dung sau:
– Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
Mô tả quy trình giao dịch đối với từng loại giao dịch có thể tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trong những giao dịch thực hiện trên sàn;
– Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 69 Nghị định này;
– Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.

Trong bối cảnh hiện nay việc biết và tìm hiểu các thông tin liên quan đến sàn thương mại điện tử là hết sức cần thiết chính bởi những sự thuận tiện mà nó đem lại cho người dùng. Ở bài viết trên chúng tôi đã lý giải giúp quý bạn đọc Sàn thương mại điện tử tiếng anh là gì? cũng như phân tích về một số vấn đề liên quan đến sàn thương mại điện tử. Chúng tôi hy vọng những kiến thức này hữu ích với bạn!

Sàn thương mại điện tử tiếng anh là gì?

Sàn thương mại điện tử tiếng anh là gì?

V. Mọi người cũng hỏi

1. Sàn thương mại điện tử là gì?

Trả lời 1: Sàn thương mại điện tử, trong tiếng Việt, là một giải pháp số cho phép doanh nghiệp tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến của họ, bán sản phẩm hoặc dịch vụ, và thực hiện các giao dịch trực tuyến. Nó phục vụ như một thị trường ảo cho người mua và người bán tiến hành kinh doanh trên internet.

2. Sàn thương mại điện tử hoạt động như thế nào?

Trả lời 2: Sàn thương mại điện tử hoạt động bằng cách cung cấp một bộ công cụ và tính năng cho phép doanh nghiệp thiết lập và tùy chỉnh cửa hàng trực tuyến của họ. Thông thường, nó bao gồm các chức năng như quản lý danh mục sản phẩm, xử lý đơn hàng, xử lý thanh toán và quản lý hàng tồn kho. Khách hàng có thể duyệt cửa hàng trực tuyến, chọn sản phẩm hoặc dịch vụ, thêm chúng vào giỏ hàng và thực hiện thanh toán một cách an toàn thông qua các phương thức thanh toán khác nhau. Ngoài ra, nền tảng cũng xử lý và thực hiện đơn hàng.

3. Có những sàn thương mại điện tử nổi tiếng nào?

Trả lời 3: Có nhiều sàn thương mại điện tử nổi tiếng có sẵn trên thị trường. Một số trong số những nền tảng phổ biến bao gồm:

  1. Shopify: Một nền tảng dễ sử dụng phù hợp với các doanh nghiệp có kích thước khác nhau.

  2. WooCommerce: Một plugin của WordPress có thể biến trang web thông thường thành cửa hàng trực tuyến.

  3. Magento: Một nền tảng có tính tùy chỉnh cao với nhiều tính năng mạnh mẽ, thường được sử dụng bởi các tập đoàn lớn.

  4. BigCommerce: Cung cấp nhiều giải pháp thương mại điện tử cho các nhu cầu kinh doanh khác nhau.

  5. Wix: Nổi tiếng với công cụ xây dựng trang web và khả năng thương mại điện tử của mình.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo