Mua bán doanh nghiệp là hoạt động chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu doanh nghiệp sang cho chủ thể khác. Như vậy, đối tượng là doanh nghiệp cũng được xem là loại hàng hóa và việc mua bán doanh nghiệp qua sàn mua bán doanh nghiệp thực chất là mua bàn hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Vậy mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây.
![Các sàn mua bán doanh nghiệp tốt nhất hiện nay [Chi tiết 2023]](https://cdn.accgroup.vn/wp-content/uploads/2022/12/manh-dat-mau-mo-C2C-300x177.jpg)
Sở giao dịch hàng hoá là gì?
Sở giao dịch hàng hoá có các chức năng sau đây:
- Cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá;
- Điều hành các hoạt động giao dịch;
- Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
Khoản 1 Điều 63 Luật thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”.
Mua bán doanh nghiệp là gì?
Mua bán doanh nghiệp theo tên tiếng anh là là Mergers and Acquisitions (được viết tắt là M&A). Nhằm nói đến các hoạt động sáp nhập, mua bán doanh nghiệp. M&A nói đơn giản là việc một cá nhân hoặc doanh nghiệp mua lại hoặc sáp nhập một công ty khác và không làm xuất hiện thêm một pháp nhân mới.
Đây được coi là một dự án đầu tư kinh doanh. Thông thường các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẽ thâu tóm, mua lại công ty nhỏ. Khi nhìn thấy được tiềm năng, khó khăn tài chính công ty nhỏ thì tập đoàn lớn sẽ mua lại. Từ đó, công ty đã bị mua lại sẽ không còn tồn tại. Nó có thể chỉ là công ty con, chi nhánh nhỏ chịu sự quản lý của doanh nghiệp đã mua. Hoặc cá nhân cũng có thể thực hiện mua lại doanh nghiệp. Chuyển nhượng qua tay thay đổi thông tin công ty và tiếp tục kinh doanh phát triển.
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá
Theo quy định tại Điều 64 Luật thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn, trong đó:
- Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
- Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa (Điều 71 Luật thương mại)
Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.
Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá không được thực hiện các hành vi sau đây:
Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;
Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa;
Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá;
Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu các sàn mua bán doanh nghiệp hiện nay. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận