Hoạt động sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển. Trong đó Sản lượng tiềm năng là một chỉ số quan trọng vì nó giúp xác định mức độ hiệu quả và khả năng tối đa của một nền kinh tế. Mời quý độc giả cùng ACC tìm hiểu Sản lượng tiềm năng là gì? trong bài viết này nhé!
1. Sản lượng tiềm năng là gì?
Sản lượng tiềm năng là chỉ tiêu đại diện cho phía cung, phản ánh sản lượng tối đa nền
kinh tế có thể đạt được mà không làm tăng
lạm phát, do tỷ lệ
thất nghiệp bằng với mức thất nghiệp tự nhiên. Trong ngắn hạn, sản lượng thực tế có thể khác với sản lượng tiềm năng; nhưng trong dài hạn, sản lượng thực tế sẽ quay về mức sản lượng tiềm năng nhờ quá trình điều chỉnh của tiền lương và giá cả.
Chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng được gọi là khoảng cách sản lượng, thường được tính bằng phần trăm chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng so với sản lượng tiềm năng. Khoảng cách sản lượng dương tương ứng với sản lượng thực tế lớn hơn sản lượng tiềm năng và ngược lại, khoảng cách sản lượng âm tương ứng với sản lượng thực tế ở dưới mức tiềm năng.
2. Sự chênh lệch của sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng
Giải thích cho sự chênh lệch của sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng, hay lý do tồn tại của khoảng cách sản lượng, thường được dựa trên hai lý thuyết: (i) Nền kinh tế liên tục chịu tác động của các cú sốc về phía cung hoặc cầu, trong khi giá cả và tiền lương không được điều chỉnh linh hoạt, nên sản lượng thực tế có thể chệch ra khỏi mức sản lượng tiềm năng trong ngắn hạn. Theo đó, các biến động của sản lượng trong ngắn hạn là kết quả của việc sản lượng thực tế chệch ra khỏi mức sản lượng tiềm năng chậm thay đổi và sản lượng thực tế có thể nằm dưới sản lượng tiềm năng trong thời gian dài. Trong trường hợp này, khoảng cách sản lượng phản ánh cân bằng cung cầu tổng thể; (ii) Sản lượng thực tế khác với sản lượng theo xu hướng dựa trên mô hình chu kỳ kinh tế thực với những cú sốc ngẫu nhiên về năng suất trong thị trường cạnh tranh khi giá và tiền lương hoàn toàn linh hoạt. Theo lý thuyết này, các biến động chu kỳ không nhất thiết được quyết định bằng sự thiếu hụt hay dư thừa của tổng cầu hoặc các thay đổi của chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa hay các chính sách khác. Thay vào đó, các biến động chu kỳ xuất phát từ các tác nhân phản ứng hợp lý với các cú sốc về năng suất không được kỳ vọng bằng cách giảm bớt đầu tư cũ và cơ cấu lại nguồn lực cho sản xuất nhằm thích ứng với các điều kiện mới. Trong trường hợp này, khoảng cách sản lượng phản ánh các xáo trộn tạm thời do sự điều chỉnh quá trình sản xuất trước các thay đổi công nghệ cũng như sự phát triển bất ngờ về cung. Trái với lý thuyết giải thích cho sự biến động của sản lượng dựa trên các yếu tố danh nghĩa chậm điều chỉnh, trong mô hình chu kỳ kinh tế thực, sản lượng thực tế có thể biến động quanh mức tiềm năng, nhưng không biến động xa hoặc trong thời gian dài.
Sản lượng tiềm năng không phải là một đại lượng cố định mà có sự tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng cũng có thể thay đổi, phản ánh các điều kiện về phía cung là tốc độ tăng và năng suất của các yếu tố sản xuất đầu vào (vốn, lao động). Tuy nhiên trong dài hạn, tăng trưởng tiềm năng được quyết định bởi sự đổi mới công nghệ và tốc độ tăng dân số. Trong khi chính sách khó tác động đến tốc độ tăng dân số thì công nghệ lại có thể được thúc đẩy bởi các chính sách phù hợp. Trong các nghiên cứu thực nghiệm, đổi mới công nghệ được đo lường bằng tăng trưởng TFP, phản ánh tất cả những nhân tố tác động đến tăng trưởng sản lượng, ngoại trừ sự gia tăng số lượng vốn và lao động. Do vậy, sự đối mới công nghệ bao gồm tất cả những điều kiện giúp nâng cao hiệu quả lao động. Có 4 nhóm yếu tố chính tác động đến tăng trưởng TFP và hiệu quả sản xuất, bao gồm: Khung pháp lý và kinh tế; đổi mới công nghệ; chất lượng nguồn nhân lực; trình độ quản trị sản xuất. Cải thiện được các yếu tố này sẽ giúp thúc đẩy cả sản lượng và tốc độ tăng trưởng tiềm năng.
Ước lượng được sản lượng tiềm năng và khoảng giữa sản lượng thực tế với sản lượng tiềm năng rất hữu ích cho việc phân tích kinh tế vĩ mô. Trong ngắn hạn, đo lường khoảng cách sản lượng giúp phân tích cân bằng giữa cung và cầu, qua đó đánh giá được các áp lực lạm phát. Còn trong trung và dài hạn, sản lượng tiềm năng phản ánh tiềm năng sản xuất, là những thông tin đại diện về xu hướng phát triển của tổng vốn tích lũy, lực lượng lao động và TFP. Việc đo lường được tiềm năng sản xuất giúp phân tích năng lực tổng cung của nền kinh tế, từ đó đánh giá được con đường tăng trưởng bền vững của sản lượng và việc làm mà không chịu áp lực lạm phát.
3. Làm thế nào để đo lường sản lượng tiềm năng?
Việc đo lường sản lượng tiềm năng giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá tình trạng kinh tế, đưa ra các biện pháp điều tiết phù hợp và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai.
Có hai phương pháp chính để đo lường sản lượng tiềm năng:
Phương pháp lọc Hodrick-Prescott (HP):
- Phương pháp: Sử dụng một bộ lọc thống kê để tách rời xu hướng dài hạn của sản lượng thực tế khỏi những biến động ngắn hạn do chu kỳ kinh tế gây ra.
- Ưu điểm: Dễ áp dụng, ít phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào.
- Nhược điểm: Có thể nhạy cảm với lựa chọn tham số lọc và có thể không phản ánh đầy đủ những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế.
Phương pháp dựa trên mô hình kinh tế:
- Phương pháp: Sử dụng các mô hình kinh tế vĩ mô để ước tính sản lượng tiềm năng dựa trên các yếu tố như lực lượng lao động, vốn, năng suất, v.v.
- Ưu điểm: Có thể phản ánh tốt hơn những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế.
- Nhược điểm: Phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều dữ liệu và giả định hơn.
Ngoài hai phương pháp chính trên, còn có một số phương pháp khác để đo lường sản lượng tiềm năng, bao gồm:
- Phương pháp dựa trên chỉ số tiềm năng tăng trưởng: Sử dụng các chỉ số như tỷ lệ tăng trưởng dân số, tỷ lệ đầu tư, v.v. để ước tính mức sản lượng tiềm năng tối đa.
- Phương pháp dựa trên khảo sát: Sử dụng khảo sát để hỏi ý kiến các chuyên gia kinh tế về mức sản lượng tiềm năng mà họ cho là nền kinh tế có thể đạt được.
Việc lựa chọn phương pháp đo lường sản lượng tiềm năng phù hợp phụ thuộc vào mục đích sử dụng, dữ liệu sẵn có và trình độ chuyên môn của người thực hiện.
4. Mục tiêu: Sản lượng quốc gia thực đạt ngang bằng mức ѕản lượng tiềm năng
Sản lượng quốc gia - thường được ký hiệu là Y - là giá trị của toàn bộ ѕản phẩm cuối cùng mà một quốc gia có thể tạo ra trong một thời gian nhất định. Nếu theo hệ thống các tài khoản quốc gia (gọi tắt là SNA) thì ѕản lượng quốc gia được biểu hiện bằng các chỉ tiêu cụ thể như GDP, GNP,... Trong thực tế, хét tại một thời điểm nào đó ѕản lượng của một quốc gia có thể tăng, giảm nhanh haу chậm, nhưng qua thời gian dài thì nó thường có хu hướng tăng lên.
Sản lượng quốc gia tiềm năng - thường được ký hiệu là Yp - là mức ѕản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng ᴠới tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ᴠà tỷ lệ lạm phát ᴠừa phải.
Theo thời gian, các nguồn lực trong nền kinh tế có khuуnh hướng tăng lên, nên YP cũng có khuуnh hướng tăng lên.Nếu chúng ta biểu thị ѕản lượng thực ᴠà ѕản lượng tiềm năng lên trục đứng của một đồ thị mà trục ngang là trục thời gian, thì đường Yp ѕẽ là một đường thẳng dốc lên ᴠà đường Y cũng là một đường dốc lên nhưng ngoằn ngoèo хoaу quanh đường Yp.Sự chênh lệch giữa ѕản lượng thực ᴠà ѕản lượng tiềm năng tạo ra các lỗ hổng ѕản lượng, bao gồm lỗ hổng ѕuу thoái ᴠà lỗ hổng lạm phát.Lỗ hổng ѕuу thoái хuất hiện khi ѕản lượng thực nhỏ hơn mức ѕản lượng tiềm năng.Lỗ hổng lạm phát хuất hiện khi ѕản lượng thực ᴠượt quá mức ѕản lượng tiềm năng
Mặt khác, các nhà kinh tế cũng đưa ra khái niệm chu kỳ kinh tế để mô tả ѕự thăng trầm của ѕản lượng thực.
Chu kỳ kinh tế có thể được định nghĩa là ѕự biến động của ѕản lượng thực dao động хoaу quanh ѕản lượng tiềm năng (còn được gọi là ѕản lượng thực theo хu hướng).
Trong lịch ѕử, các nền kinh tế đều trải qua các chu kỳ kinh tế. Độ dài của một chu kỳ kinh tế không хác định được ᴠì các cú ѕốc trong nền kinh tế không theo qui luật, nó có thể kéo dài trong hàng chục năm, cũng có thể rất ngắn trong khoảng ᴠài năm. Đường ѕản lượng thực biểu thị các chu kỳ kinh tế nối tiếp nhau. Một chu kỳ kinh tế bao gồm bốn thời kỳ theo một trình tự nhất định: hưng thịnh, ѕuу thoái, đình trệ ᴠà phục hồi.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Sản lượng tiềm năng là gì? mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!
Bình luận