Rút vốn khỏi công ty trong Công ty hợp danh ( Cập nhật 2024)

Là một trong những loại hình công ty xuất hiện sớm nhất trong lịch sử, nhưng lại xuất hiện khá muộn tại Việt Nam, công ty hợp danh từ khi ra đời cho đến ngày nay vẫn không ngừng phát triển về số lượng, điều này cho thấy công ty hợp danh có vai trò và đóng góp vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế tại Việt Nam hiện nay. Để biết thêm thông tin chi tiết về loại hình công ty này, cụ thể là vấn đề rút vốn khỏi công ty trong Công ty hợp danh, mời quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé!

Rút vốn khỏi công ty trong Công ty hợp danh
Rút vốn khỏi công ty trong Công ty hợp danh

I. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn ra khỏi công ty?

Căn cứ theo khoản 2 điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: "Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua."

Việc rút vốn chỉ được giải quyết vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

Ngoài ra, thành viên hợp danh còn có thể rút vốn bằng hình thức chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại, trường hợp, các thành viên hợp danh còn lại không chấp thuận thì không thể thực hiện việc chuyển nhượng này. Sau khi thành viên hợp danh hoàn tất việc rút vốn thì công ty phải thực hiện thủ tục đăng ký lại thông tin doanh nghiệp với Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

Thêm vào đó, Tại khoản 5 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh như sau:

"5. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên."

Như vậy, trong vòng 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh thì bạn vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

Van De Rut Von Cong Ty Co Phan

II. Thành viên góp vốn có được rút vốn ra khỏi công ty?

Việc rút vốn của thành viên góp vốn tại công ty hợp danh được thực hiện bằng hình thức chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác. ( Căn cứ theo điểm d, e khoản 1 điều 182 LDN 2020)

Do thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty nên việc chuyển nhượng vốn đơn giản và không hạn chế. Thành viên hợp vốn được tự do chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác, không nhất thiết phải là thành viên của công ty.

Khi công ty đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên hợp danh công ty hợp danh, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

III. Hồ sơ rút vốn

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

+ Danh sách thành viên công ty hợp danh, trong đó không bao gồm nội dung kê khai về thành viên góp vốn. Các danh sách phải bao gồm chữ ký của các thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;

+ Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các Giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp;

+ Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

IV. Hậu quả sau khi rút vốn

Đối với thành viên hợp danh: Việc rút vốn sẽ làm chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của người đó. Trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

Đối với thành viên góp vốn: Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cũng sẽ làm mất tư cách thành viên góp vốn.

Với công ty: Công ty hợp danh sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh. Công ty sẽ phải thực hiện việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Đồng thời cũng phải thực hiện việc đăng ký thay đổi thành viên.

Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo: Email: [email protected] Hotline: 1900 3330 Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo